093 223 2016

091 190 8856

Đội ngũ bác sĩ

Về trang chủ

Toàn tập về Covid-19

Giới thiệu

Dịch vụ y tế

http://thenounproject.comThe Noun ProjectIcon TemplateRemindersStrokesTry to keep strokes at 4pxMinimum stroke weight is 2pxFor thicker strokes use even numbers: 6px, 8px etc.Remember to expand strokes before saving as an SVG SizeCannot be wider or taller than 100px (artboard size)Scale your icon to fill as much of the artboard as possibleUngroupIf your design has more than one shape, make sure to ungroupSave asSave as .SVG and make sure “Use Artboards” is checked100px.SVG

Mục lục bài

http://thenounproject.comThe Noun ProjectIcon TemplateRemindersStrokesTry to keep strokes at 4pxMinimum stroke weight is 2pxFor thicker strokes use even numbers: 6px, 8px etc.Remember to expand strokes before saving as an SVG SizeCannot be wider or taller than 100px (artboard size)Scale your icon to fill as much of the artboard as possibleUngroupIf your design has more than one shape, make sure to ungroupSave asSave as .SVG and make sure “Use Artboards” is checked100px.SVG

Menu

THÔNG TIN CHUNG VỀ COVID-19
(SARS COVI 2)

  • Series toàn tập về Covid-19 (Sars Cov 2)

Trước tình hình dịch bệnh covid diễn biến phức tạp, trang bị kiến thức, tìm hiểu kỹ về dịch Covid - 19 để biết cách phòng ngừa và bảo vệ bản thân tốt hơn.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và chuẩn xác nhất về COVID - 19. 

covid-19-coronavirus-virus-epidemic-infection
covid-19-coronavirus-virus-epidemic-infection
covid-19-coronavirus-virus-epidemic-infection

Tên gọi Virus Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, là tên gọi chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người: “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) là Covid - 19.

Covid - từ gọi tắt của “corona virus disease”, “CO” là viết tắt của corona, “VI” là viết tắt của virus, “D” để chỉ “disease (bệnh)”. Còn số “19” trong Covid-19 là để chỉ năm 2019 – năm đầu tiên phát hiện ra dịch bệnh này.

Đến ngày 11/2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại virus - International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) thông báo tên gọi chung của dịch bệnh Covid-19 và Virus Corona 2 sẽ là SARS-CoV-2. Tên gọi này thể hiện cho đặc tính gene của virus này liên quan đến loại virus Corona gây dịch bệnh SARS (2003) – nhưng hai loại virus này là khác nhau.

1. Covid là gì? Vì sao gọi là Covid - 19 và SARS-CoV-2

Tại Việt Nam, dịch bệnh Covid - 19 xảy ra từ ngày 23/01/2020 (thời điểm người đầu tiên nhiễm bệnh).

Ngày 29/01/2020, lãnh đạo Bộ Y tế đã ký và ban hành Quyết định số 219/QĐ-BYT theo quy định của Luật Phòng – chống bệnh truyền nhiễm (2017) về việc bổ sung Bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid - 19 do chủng mới của virus Corona (nCoV) vào Danh mục “Bệnh truyền nhiễm nhóm A”.

Bệnh truyền nhiễm nhóm A là nhóm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, lây lan nhanh, phát tán rộng và gây tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ nguyên nhân gây bệnh.

2. Covid - 19 là bệnh truyền nhiễm nhóm nào?

Theo nghiên cứu, virus gây Covid - 19 có thể sống lâu nhất khoảng 3 ngày trên các bề mặt nhựa. thép và tồn tại ở các giọt nước lơ lửng trong không khí bắn ra từ một cái ho trong nhiệt độ bình thường lên đến 3 tiếng.

Thời gian sống của virus là bao lâu còn phụ thuộc vào bản chất của virus cũng như các điều kiện tự nhiên (độ ẩm, chất liệu bề mặt).

Ở nhiệt độ lạnh (khoảng 4 độ C), virus sẽ sống lâu hơn, khoảng 1 tháng. Từ 20 đến 25 độ C, virus sẽ yếu dần, sống được khoảng 5 – 7 ngày. Virus Corona sẽ suy yếu nhanh, ít khả năng gây bệnh từ 33 độ C trở lên.

3. Virus Covid - 19 sống được bao lâu trong môi trường không khí?

Người nhiễm Covid - 19 có biểu hiện chủ yếu là viêm đường hô hấp cấp, đồng nghĩa với việc Covid - 19 gây bệnh cho đường hô hấp.

Ngoài ra còn xuất hiện biểu hiện tiêu chảy và xét nghiệm thấy có virus trong phân ở một số bệnh nhân nhiễm Covid - 19. Do đó, dù chưa chắc chắn nhưng không loại trừ khả năng Covid – 19 làm tổn thương các tế bào niêm mạc khác, trong đó có đường tiêu hóa.

4. Virus Covid - 19 gây bệnh gì?

Cuối tháng 12/2019, dịch bệnh Covid – 19 bùng phát từ một địa điểm mua bán động vật hoang dã ở Vũ Hàn – Hồ Bắc (Trung Quốc). Tác nhân gây bệnh tìm thấy ở người bệnh được xác định là virus Corona – loại virus phổ biến gây bệnh ở động vật (khả năng cao từ dơi, tê tê hoặc rắn).

Tuy nhiên chủng virus này hoàn toàn mới, được cho là chủng virus gây bệnh cho động vật đã biến đổi thành virus gây bệnh cho người. Tiếp đó, virus lại lây nhiễm từ người sang người, khiến việc kiểm soát trở nên vô cùng khó khăn.

5. Nguồn gốc của dịch Covid – 19

Các chủng covid được chia thành 7 loại, trong đó 4 loại không nguy hiểm là 229E, NL63, OC43 và HKU1; tiếp đến nguy hiểm hơn là 2 loại: MERS-CoV và SARS-CoV đã từng gây ra đại dịch toàn cầu.

Loại cuối cùng chính là tác nhân gây dịch bệnh Covid – 19, khác hẳn với các chủng virus Corona đã biết trước đó. Được đặt tên là “virus Corona mới” (Novel Coronavirus – viết tắt nCoV). Tên chủng mới này còn có thêm thông tin về năm phát hiện trong danh pháp khoa học, nên tên đầy đủ sẽ là 2019-nCoV.

6. Virus Corona có các chủng nào?

Phương thức lây truyền dịch Covid – 19 có thể từ động vật sang người hoặc từ người sang người.

Lây truyền từ động vật sang người
Phương thức lây truyền từ động vật sang người bằng cách nào chưa rõ hết, nhưng chắc chắn người (hoặc nhóm người) đầu tiên nhiễm virus Corona từ động vật truyền sang đã tiếp xúc với nguồn chứa virus do động vật phát tán (chất thải, dịch tiết, ăn thịt sống…).

Sau đó, virus nhiễm vào các tế bào tại đường hô hấp của người nhiễm mầm bệnh, nhân lên tại đây và gây bệnh cho đường hô hấp, phát tán ra ngoài qua đường hô hấp trên của người nhiễm virus, rồi lây truyền từ người này qua người khác.

7. Cơ chế lây bệnh của Covid – 19

Lây truyền từ người sang người
Có 3 con đường lây nhiễm chính từ người sang người: giọt bắn, không khí và tiếp xúc bề mặt có virus.

- Khi người nhiễm virus ho hoặc hắt hơi (khi không đeo khẩu trang) sẽ làm bắn ra các giọt chất lỏng (chứa virus) có kích thước từ 5 micromet trở lên, lúc này virus Covid – 19 từ trong đường hô hấp của người nhiễm mầm bệnh sẽ được phát tán ra bên ngoài làm người xung quanh hít phải và nhiễm bệnh.

- Khi người nhiễm virus ho, hắt hơi hoặc được chăm sóc y tế bằng các thủ thuật hút đờm dãi, khí dung, virus sẽ phát tán ra thông qua các giọt bắn có kích thước dưới 5 micromet vào không khí, làm cho người xung quanh hít phải và nhiễm bệnh.

- Virus có trong giọt bắn hoặc không khí sẽ bám vào các bề mặt như khẩu trang, quần áo, đồ dùng xung quanh…, sau đó nếu chạm vào những bề mặt này thì người khỏe mạnh sẽ nhiễm bệnh.

8. Covid – 19 nguy hiểm như thế nào?

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, đại dịch Covid – 19 được coi như là thảm họa mang lại thiệt hại nặng nề nhất cho nhân loại. Sau hơn 1 năm kể từ thời điểm Covid – 19 bùng lên tại Trung Quốc, dịch bệnh vẫn có những biến đổi khôn lường, tiếp tục gia tăng và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân trên toàn thế giới.

Chi tiết hơn về những tác hại của Covid-19 >

Tính đến ngày 22/07/2021, theo thống kê của Bộ Y tế:

- Trên toàn thế giới có 192.848.716 ca nhiễm, 4.142.770 ca tử vong. 5 quốc gia hiện đứng trên đỉnh dịch Covid – 19 theo thứ tự lần lượt là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, Nga, Pháp.

- Tại Việt Nam, số ca nhiễm hiện tại là 57.566 ca nhiễm, 245 ca tử vong.
Virus Covid – 19 đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của người nhiễm, biến chứng của Covid – 19 cực kỳ nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới hệ hô hấp mà còn làm nhiễm độc các cơ quan nội tạng khác, cụ thể mức độ nguy hiểm của Covid – 19 sẽ dẫn đến các bệnh:

  • 8.1. Viêm phổi cấp
  • 8.2. Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS)
  • 8.3. Tổn thương gan cấp tính
  • 8.4. Tổn thương tim cấp tính
  • 8.5. Tổn thương thận cấp tính (AKI)
  • 8.6. Nhiễm trùng thứ phát
  • 8.7. Sốc nhiễm trùng
  • 8.8. Đông máu rải rác nội mạch
  • 8.9. Hội chứng tiêu cơ vân
  • 8.10. Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS – C)
  • 8.11. Bệnh da liễu: phát ban, rụng tóc
  • 8.12. Vấn đề thần kinh: khứu giác, vị giác, khó ngủ, khó tập trung, vấn đề trí nhớ
  • 8.13. Triệu chứng tâm thần: trầm cảm, lo lắng, thay đổi tâm trạng

Virus Corona chủng mới (nCoV) gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid – 19 có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp, virus nCoV có thời gian ủ bệnh kéo dài hơn 14 ngày.

Trong thời gian ủ bệnh, người nhiễm virus vẫn có thể lây bệnh cho người khác nên việc tiếp xúc với người không có biểu hiện bệnh không có nghĩa là an toàn. Sự lây nhiễm Covid – 19 có thể xảy ra trước khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

9. Virus Corona chủng mới (nCoV) ủ bệnh bao lâu?

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới WHO và các tổ chức y tế khác chưa đưa ra khuyến cáo loại thuốc điều trị đặc hiệu nào đối với Covid – 19. Vậy nên việc điều trị hỗ trợ nâng đỡ thể trạng, sức đề kháng và điều trị triệu chứng là chủ yếu.

Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang nỗ lực tìm kiếm và phát triển các phương pháp điều trị dịch COVID – 19:

- Biện pháp chăm sóc hỗ trợ tối ưu bao gồm thở oxy đối với người bệnh nặng và có nguy cơ mắc bệnh nặng, cùng biện pháp hỗ trợ hô hấp chuyên sâu hơn như thông khí nhân tạo cho người bệnh trầm trọng.

- Dexamethasone là một chất thuộc nhóm Corticosteroid, có thể giúp giảm thời gian thở máy và cứu sống những người bị bệnh nặng và trầm trọng.

WHO không khuyến nghị việc tự dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc kháng sinh để phòng ngừa hoặc chữa bệnh Covid – 19.

10. Covid – 19 có khả năng chữa khỏi không?

11. Triệu chứng của người nhiễm Covid – 19

11.1. Triệu chứng Covid – 19 qua từng ngày

Triệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày sẽ khác nhau tùy theo thể trạng và sức đề kháng của mỗi cá thể nhưng các triệu chứng đều biểu hiện rõ từ 2 – 14 ngày.

Ngày 7:
   - Sốt cao dưới 38 độ C
   - Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
   - Toàn thân đau nhức.
   - Khó thở.
   - Tiêu chảy và nôn ói nhiều hơn.

Ngày 8:
   - Sốt khoảng trên dưới 38o.
   - Khó thở, hơi thở khò khè, nặng lồng ngực.
   - Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.
   - Đau khớp xương, đau đầu, đau lưng.

Ngày 9:
Các tình trạng như sốt, ho, khó thở, nặng lồng ngực… trở nên nặng nề hơn.

Ngày 1 đến ngày 3:
   - Dấu hiệu giống bệnh cảm thông thường.
   - Viêm họng nhẹ, không sốt, không mệt mỏi.
   - Ăn uống và hoạt động bình thường.

Ngày 4:

   - Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người lờ đờ.
   - Bắt đầu khan tiếng.
   - Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.
   - Đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.
   - Bắt đầu chán ăn.

Ngày 5:
   - Đau họng nhiều hơn, khan tiếng nhiều hơn.
   - Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ
   - Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp xương.

Ngày 6:
   - Triệu chứng của virus Corona 2019 là bắt đầu sốt nhẹ.
   - Ho có đàm hoặc ho khan không đàm.
   - Đau họng nhiều hơn, đau khi nuốt nước bọt, khi ăn hoặc nói.
   - Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.
   - Tiêu chảy, có thể nôn ói.
   - Lưng hoặc ngón tay đau nhức.

11.2. Người mắc Covid – 19 có bị sổ mũi không?

Biểu hiện khi nhiễm virus Corona thường bị nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường nhưng người mắc Covid – 19 sẽ không sổ mũi mà chỉ có các biểu hiện ho, ho khan, ho dai dẳng, sốt…

11.3. Biểu hiện sớm nhất của người mắc Covid – 19

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cảnh báo rằng một hoặc tất cả các triệu chứng khi mắc Covid – 19 đều có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 2 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus nCoV.
Các biểu hiện sớm nhất sẽ gồm có:

- Sốt: khi nhiễm virus sẽ bị sốt vượt mức 38 độ C, được đo vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối. Đây là dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết nhiễm Covid – 19.

- Ho khan: khi uống thuốc ho thông thường không thể điều trị dứt điểm tình trạng ho do Covid – 19.

- Mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ thể

11.4. Người mắc Covid – 19 sốt bao nhiêu độ?

Trong khoảng thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 này, người mắc Covid – 19 sẽ ho khan và sốt nhẹ. Nhiệt độ sốt từ 38,1 – 39 độ C sẽ nghi ngờ Covid – 19 và thường kèm theo giảm chức năng vị giác và khứu giác.

11.5. Người mắc Covid – 19 có nghẹt mũi, chảy nước mũi không?

WHO cho biết có khoảng 5% người mắc Covid – 19 có triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, tuy không phải dấu hiệu phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn với cảm cúm và cảm lạnh.

11.6. Triệu chứng ho có đờm có xảy ra ở người mắc Covid – 19 không?

WHO đã có báo cáo sau khi theo dõi 55.924 người mắc Covid – 19 thì hơn 33% bệnh nhân có triệu chứng ho có đờm, chất nhầy được tạo ra từ phổi, cơn ho xuất phát từ vùng ức và các ống phế quản bị viêm gây khó chịu.

11.7. Da nổi mẩn khi mắc Covid – 19

Theo các nhà nghiên cứu, không thể bỏ qua dấu hiệu da nổi mẩn để nhận biết nhiễm virus SARS-CoV-2.

   - Cước ngón chân, ngón tay
  - Vùng cổ, ngực, miệng bị chàm
  - Phát ban sần, nổi mụn nước
  - Mề đay
Các triệu chứng này sẽ tự khỏi sau 10 ngày.

11.8. Đau họng khi mắc Covid – 19

Một trong những triệu chứng điển hình và phổ biến nhất của Covid – 19 là đau họng, ho khan, ho có đờm và bọt.

Đau họng do Covid – 19 dễ bị nhầm lẫn với đau họng thông thường nhưng khi điều trị bằng thuốc tại nhà lại không có hiệu quả.

11.9. Triệu chứng Covid – 19 buồn nôn

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm Covid – 19. Người bệnh sẽ buồn nôn trước 1 – 2 ngày rồi mới bắt đầu sốt.

11.10. Mắc Covid – 19 có hắt hơi không?

Triệu chứng hắt hơi KHÔNG xảy ra ở người mắc Covid – 19. Đây chỉ là triệu chứng của cúm, cảm lạnh mà thôi. Do đó, mỗi người cần tiêm phòng vắc-xin cúm hằng năm để giảm nguy cơ mắc cúm và tránh nhầm lẫn với Covid – 19.

11.11. Triệu chứng Covid – 19 khó thở

Dấu hiệu cảnh báo điển hình nhất của Covid – 19 là khó thở, thở hụt ở lồng ngực do virus SARS-CoV-2 thâm nhập trực tiếp vào phổi, kiểm soát hệ hô hấp.

11.12. Tiêu chảy khi mắc Covid – 19

Người mắc Covid – 19 có thể bị triệu chứng tiêu chảy do hiện tượng viêm phổi (ở thùy dưới phổi). Những người lớn tuổi mắc Covid – 19 còn bị triệu chứng tiêu hóa xuất hiện nặng nề hơn.

12. Những đối tượng nào có khả năng mắc nhiễm virus SARS-CoV-2?

Có 3 nhóm đối tượng có nguy cơ cao, dễ bị đe dọa bở Covid – 19 theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC:

Nhóm 1: Người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên)
Nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ mắc và tỷ lệ tử vong cao do Covid – 19 gồm:

   - Chức năng hệ miễn dịch suy giảm: các cơ quan quan trọng trong cơ thể sẽ dần thoái hóa, suy giảm chức năng khi tuổi càng cao làm hệ miễn dịch của cơ thể yếu dần đi, không đủ sức chống lại virus.

   - Phản ứng viêm quá mức: khi tuổi cao, mức độ viêm cũng sẽ tăng cao làm tổn thương phổi, thận và ảnh hưởng nhiều cơ quan khác trong cơ thể

   - Dễ biến chứng: cơ thể người cao tuổi thường đã có sẵn bệnh lý nền trước đó nên khi virus xâm nhập sẽ làm nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến biến chứng nghiêm trọng ở tim, gan, thận.

   - Chức năng phổi giảm theo tuổi tác: thông khí kém, dễ bị viêm phổi, suy hô hấp

Nhóm 2: Người có bệnh lý nền – đối tượng dễ mắc Covid – 19
Đối tượng có nguy cơ tử vong cao nếu mắc Covid – 19 là những người có tình trạng bệnh lý nền như:

   - Mắc bệnh thận mãn tính
   - Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
   - Người mắc bệnh gan
   - Người mắc bệnh tim mạch (suy tim, động mạch vành, cơ tim)
   - Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch
   - Rối loạn thần kinh
   - Béo phì
   - Thai kỳ
   - Bệnh hồng cầu hình liềm
   - Hút thuốc
   - Bệnh tiểu đường
   - Ung thư

Vậy nên, những người mắc các bệnh trên cần hết sức thận trọng, kiểm soát tốt bệnh lý nền và thực hiện các biện pháp nâng cao thể trạng.

Nhóm 3: Nam giới mắc Covid – 19 cao hơn phụ nữ và trẻ em

Tạp chí Frontiers in Public Health đã công bố nghiên cứu sự khác biệt về giới ở bệnh nhân Covid-19. Theo đó, kết quả cho thấy khả năng nhiễm virus của nam và nữ là như nhau, nhưng nam giới có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng và tử vong cao hơn.

Các nhà khoa học đã giải thích sự khác nhau này là do:

   - Thói quen, hành vi của nam giới: không thường xuyên rửa tay đúng cách, ít quan tâm vấn đề bệnh tật, hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn…

   - Sự khác biệt sinh học giữa nam và nữa: Testosterone ở nam giới ức chế viêm còn Estrogen ở nữ giới kích hoạt các tế bào liên quan đến phản ứng chống virus. Nên phụ nữ có hệ miễn dịch tốt hơn nam giới.

13. Phương pháp chẩn đoán Covid – 19

Căn cứ theo Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/07/2021 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2)”, phương pháp chẩn đoán Covid – 19 sẽ gồm có chẩn đoán phân biệt và xét nghiệm chẩn đoán.

13.1. Chẩn đoán phân biệt

- Cần chẩn đoán phân biệt viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (Covid – 19) với viêm đường hô hấp cấp do các tác nhân hay gặp khác, bao gồm cả các tác nhân gây dịch bệnh nặng đã biết:

   + Virus cúm mùa (A/H3N2, A/H1N1, B), virus á cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), rhinovirus, myxovirrus, adenovirus.
   + Hội chứng cảm cúm do các chủng coronavirus thông thường.
   + Các căn nguyên gây nhiễm khuẩn hay gặp, bao gồm các các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumonia etc.
   + Các căn nguyên khác có thể gây viêm đường hô hấp cấp tính nặng như cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9, A/H5N6, SARS-CoV và MERS-CoV.

- Cần chẩn đoán phân biệt các tình trạng nặng của người bệnh (suy hô hấp, suy chức năng các cơ quan…) do các căn nguyên khác hoặc do tình trạng nặng của các bệnh lý mạn tính kèm theo.

13.2. Xét nghiệm chẩn đoán 

- Các trường hợp bệnh nghi ngờ, cần làm xét nghiệm khẳng định nhiễm SARS-CoV-2.

- Lấy dịch đường hô hấp trên (dịch hầu họng & mũi họng) để xét nghiệm xác định vi rút bằng kỹ thuật realtime RT- PCR.

- Khi mẫu bệnh phẩm dịch đường hô hấp trên âm tính nhưng vẫn nghi ngờ về lâm sàng, cần lấy dịch đường hô hấp dưới (đờm, dịch hút phế quản, dịch rửa phế nang).

- Nếu người bệnh thở máy có thể chỉ cần lấy dịch đường hô hấp dưới.

- Không khuyến cáo sử dụng các xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng SARS-CoV-2 để chẩn đoán đang mắc COVID-19.

- Những trường hợp bệnh nghi ngờ, kể cả ở những trường hợp đã xác định được tác nhân thông thường khác, cần làm xét nghiệm khẳng định để xác định SARS-CoV-2 ít nhất một lần.

- Cấy máu nếu nghi ngờ hoặc có nhiễm trùng huyết, nên cấy máu trước khi dùng kháng sinh. Cần xét nghiệm các căn nguyên vi khuẩn, vi rút khác nếu có các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ.

- Cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng và thăm dò thường quy tùy từng tình trạng người bệnh để chẩn đoán, tiên lượng, và theo dõi người bệnh.
- Những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 cần báo cáo Bộ Y tế hoặc CDC địa phương.

- Xác định về mặt dịch tễ học liên quan đến các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 như: nơi sinh sống, nơi làm việc, đi lại, lập danh sách những người đã tiếp xúc trực tiếp, tuân thủ theo hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID19 của Bộ Y tế.

14. Cách phòng ngừa virus Corona

Bộ Y tế kêu gọi người dân Việt nam cần chủ động phòng, chống dịch Covid – 19 bằng cách cùng thực hiện và lan tỏa nghiêm túc thông điệp “5K + Vắc xin” gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế + Vắc xin”.

Đặc biệt, người dân cần liên hệ ngay với cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở… để được tự vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Nêu cao phương châm “chống dịch như chống giặc”, cần thực hiện đồng thời các giải pháp mang tính căn cơ và những hành động thiết thực để dứt điểm đại dịch:

   - Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết, không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.

- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 mét.

- Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ đồ vật nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác trước khi về nhà.

- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Về đến nhà phải thay quần áo và vệ sinh sạch sẽ.

- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.

- Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh.

- Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
- Nếu cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.

- Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng hotline hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.

- Khai báo y tế qua ứng dụng cho bản thân mình và người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng Bluezone.

14. Điều trị Covid – 19

Thế giới vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị virus Corona cho đến thời điểm hiện tại. Tất cả thuốc và biện pháp điều trị hiện nay đều dùng để điều trị triệu chứng.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân không được tự ý dùng thuốc, tránh ngộ độc và bị tác dụng phụ không mong muốn. Chỉ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng Covid – 19 tuân thủ theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về dịch bệnh Covid – 19 và virus chủng mới SARS-coV-2. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mỗi người nâng cao được ý thức bảo vệ bản thân và trách nhiệm bảo vệ cộng đồng, cùng nhau vượt qua đại dịch Covid - 19.

SERIES BÀI VIẾT VỀ COVID-19 [SARS-COV-2]

  • Tổng quan về Covid-19 và tin tức cập nhật mới
  • Phòng tránh và điều trị hiệu quả N.Covi
  • Kiến thức về xét nghiệm chính xác Sars-Cov-2
  • Đầy đủ về tiêm chủng và Vaccine phòng dịch Covid-19

Hệ thống kiến thức đầy đủ nhất về Corona Virus được biên soạn bởi đội ngũ của Hồng Ngọc

Đăng ký tư vấn & xét nghiệm covid

  • Xét nghiệm 24/7 kể cả T7 & CN.
  • Thuận tiện đi lại với 7 cơ sở tại Hà Nội.
  • An toàn với khu vực xét nghiệm rộng, đảm bảo giãn cách.
  • Form chứng nhận xét nghiệm bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, đúng chuẩn.

Đăng ký ngay

COPYRIGHT @2015 BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC. ALL RIGHTS RESERVED

Hotline

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

0911 908 856

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

55 Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội

024 3927 5568 ext *0

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
PHÚC TRƯỜNG MINH

Số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

024 7300 8866 ext*0

PHÒNG KHÁM HỒNG NGỌC NGUYỄN TUÂN

Tầng 1-NO2-TTTM TNL Plaza GoldSeason, 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

024 3927 5568 ext *9

PHÒNG KHÁM HỒNG NGỌC TỐ HỮU

Tầng 1 - HPC Landmark 105, Tố Hữu, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

024 3927 5568 ext *6

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC KEANGNAM

Khu B1 và Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng,Hà Nội

024 3927 5568 ext *6

PHÒNG KHÁM HỒNG NGỌC SAVICO

Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

024 3927 5568 ext *5

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC TÂY HỒ

Tầng 1, 2 & 3 - Kosmo Tây Hồ, 161 Xuân La, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

024 3927 5568 ext *3

Đăng ký tư vấn & xét nghiệm Covid

Mọi thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật
Hotline: 024 3927 5568

Nhận tư vấn ngay

  • Xét nghiệm 24/7 kể cả T7 & CN.
  • Thuận tiện đi lại với 7 cơ sở tại Hà Nội.
  • An toàn với khu vực xét nghiệm rộng, đảm bảo giãn cách.
  • Form chứng nhận xét nghiệm bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, đúng chuẩn.
  • Chúc mừng, bạn đã đăng ký thành công.
    Bệnh viện Hồng Ngọc sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất

ĐĂNG KÝ TIÊM VACCINE COVID CHO NGƯỜI CAO TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH NỀN

Địa điểm tiêm: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh

Lưu ý: - Vui lòng điền đầy đủ thông tin để được liên hệ và sắp xếp lịch tiêm.

- Các cột có dấu * là bắt buộc. 

ĐĂNG KÝ NGAY

Lưu ý: Bệnh viện sẽ liên hệ để xác nhận và thông báo lịch tiêm.