Táo bón ra máu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Táo bón ra máu: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

11-03-2023

Táo bón ra máu là tình trạng không phải hiếm gặp ở những người thường xuyên bị táo bón. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu rõ mình đang mắc chứng bệnh gì để có hướng điều trị kịp thời và phù hợp. Dưới đây là những thông tin chi tiết về chứng táo bón ra máu bạn có thể tham khảo.

Táo bón ra máu là gì?

Táo bón ra máu là là hiện tượng bị chảy khi đi vệ sinh, máu có thể dính lẫn với phân, trên giấy vệ sinh, chảy thành tia hoặc thành giọt. Đi ngoài ra máu tươi hoặc đỏ thẫm, thậm chí là thâm đen, lượng máu, thời gian máu đọng sẽ tùy vào mức độ của bệnh.

Táo bón ra máu có thể sẽ tự khỏi khi là trường hợp bình thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu kèm theo các triệu chứng: khó tiêu, tiêu chảy, khó thở, giảm cân, tim đập nhanh,...thì có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh khác nguy hiểm hơn như: bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, ung thư... Trường hợp này bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa, để được các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Táo bón Táo bón ra máu là là hiện tượng bị chảy khi đi vệ sinh, máu có thể dính lẫn với phân, trên giấy vệ sinh

Nguyên nhân bị táo bón ra máu

Táo bón ra máu là hiện tượng bình thường, nguyên nhân là do nóng trong hoặc dị vật gây nên. Bên cạnh đó, táo bón ra máu còn là dấu hiệu nguy hiểm của các bệnh lý ở hậu môn trực tràng. Vậy táo bón ra máu có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu về những dấu hiệu và biến chứng của táo bón ra máu.

Mỗi nhóm táo bón được gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau:

Nguyên nhân gây táo bón ra máu nguyên phát

Táo bón có nhu động bình thường: Nguyên nhân do rối loạn cơ chế tống phân, xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề. Loại táo bón này khi khám thực thể rất khó phát hiện.

Táo bón có nhu động chậm: Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón. Loại táo bón này thường gặp hơn ở phụ nữ với các triệu chứng như chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.

Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu: Rối loạn chức năng sàn chậu là do các khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí của chúng. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng táo bón. Đặc trưng của táo bón ở nguyên nhân này là do rặn nhiều, đại tiện không hết phân, phải cần hỗ trợ mới tống phân ra ngoài hết được.

Nguyên nhân gây táo bón ra máu thứ phát

Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, cà phê, trà, rượu, uống không đủ nước; lười vận động; thường xuyên trì hoãn việc đại tiện là nguyên nhân gây táo bón phổ biến. 

Táo bón

Mắc bệnh lý thực thể: Táo bón ra máu cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như sau:

Bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh nhiều người mắc phải. Người mắc trĩ có thể bị táo bón ra máu, có máu lẫn trong phân hoặc dính máu trên giấy lau. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ cũng khá đa dạng như: Ngồi nhiều, rặn mạnh khi đi vệ sinh, táo bón mãn tính, ăn ít chất xơ, ít uống nước, căng thẳng kéo dài, sinh con… Ngoài ra, bệnh trĩ cũng thường hay gặp ở phụ nữ mang thai hoặc người bệnh cần dùng thuốc điều trị kéo dài.

Nứt kẽ hậu môn

Bên cạnh bệnh trĩ, thì nứt kẽ hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng táo bón ra máu, máu tươi chảy thành giọt sau khi đi đại tiện. Bệnh thường đi kèm với triệu chứng đau vùng hậu môn khi đi đại tiện.

Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do khi bị táo bón người bệnh thường rặn mạnh làm hậu môn giãn, rách gây sưng đau. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm loét, nhiễm khuẩn hậu môn nếu không được điều trị đúng cách.

Polyp đại trực tràng

Polyp hình thành là do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu khi bệnh nhân đi đại tiện.

Sa trực tràng

Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ do có nhiều triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, sa trực tràng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 1- 3 tuổi hoặc người cao tuổi (trên 50 tuổi), gây tình trạng đi ngoài ra máu đi kèm theo đau bụng dưới. Bệnh sa trực tràng cần điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến như: sa căng cơ, loét trực tràng đơn độc, hoại tử khối ruột sa…

Viêm túi thừa

Túi thừa xảy ra khi thành ruột kết bị phồng lên và thường xuất hiện ở đoạn đại tràng sigma. Nguyên nhân gây ra tình trạng túi thừa chưa được xác định rõ, song các bác sĩ cho rằng có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống ít chất xơ, ít rau củ quả…

Trong quá trình tiêu hóa, túi thừa này có thể bị cọ xát dẫn tới chảy máu, máu sẽ đi ra ngoài cùng phân. Tình trạng chảy máu có thể kéo dài liên tục hoặc xảy ra gián đoạn, nếu túi thừa không bị cắt bỏ thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.

Viêm dạ dày ruột

Đa số nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột là do vi khuẩn, một số khác là do virus. Bệnh không chỉ khiến người bệnh đi ngoài ra máu, mà trong phân còn thường lẫn nhiều chất nhầy. Để điều trị, bệnh nhân cần bù đủ chất lỏng, đồng thời dùng thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng sinh tùy theo tác nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn.

Viêm đại trực tràng

Đại tràng là đoạn cuối của ống tiêu hóa, phần gần hậu môn nhất được gọi là trực tràng, cũng là vị trí dễ bị viêm nhiễm và chảy máu nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đại trực tràng, bao gồm: táo bón, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, quan hệ tình dục qua đường hậu môn… Triệu chứng đi ngoài ra máu do viêm đại trực tràng có thể cải thiện bằng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Ung thư đại tràng

Nguyên nhân nguy hiểm nhất gây táo bón ra máu chính là ung thư đại tràng. Bệnh xảy ra khi tế bào bất thường sinh trưởng ở đây và hình thành khối u ác tính. Tình trạng viêm, kích thích và tổn thương niêm mạc đại tràng sẽ dẫn tới chảy máu. Ban đầu, lượng máu thường ít, về sau sẽ chảy máu nhiều hơn khi tế bào ung thư xâm lấn nhiều vào đại tràng.

Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần cẩn trọng với các triệu chứng bất thường như đau bụng, đi ngoài ra máu, táo bón thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, buồn nôn, nôn ói, người mệt mỏi, sụt cân đột ngột… Phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm có thể giúp bệnh nhân ung thư đại tràng có tiên lượng tốt hơn.

Đối tượng dễ bị táo bón ra máu

Táo bón ra máu có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính hay độ tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già. Dưới đây là những đối tượng dễ bị táo bón:

Dân văn phòng: Ngồi lâu ít hoạt động, cộng với ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia... đều là nguyên nhân có thể gây bệnh táo bón ra máu.

Táo bón Dân văn phòng là một trong những đối tượng dễ bị táo bón

Người già: Người cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động cũng rất dễ mắc táo bón, táo bón ra máu.

Phụ nữ mang thai và sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi cùng với chế độ ăn uống quá nhiều dinh dưỡng, hạn chế vận động mạnh cũng khiến phụ nữ mang thai và sau sinh rất dễ gây ra táo bón, táo bón ra máu.

Trẻ em: Trẻ em cũng là đối tượng dễ bị táo bón ra máu, do trẻ uống nhiều sữa bột hoặc trẻ mới tập ăn dặm hệ tiêu hóa chưa thích nghi, trẻ lười ăn rau quả, trẻ dễ bị táo bón và mỗi lần đi ngoài, trẻ phải rặn mạnh dẫn đến rách trực tràng và đi ngoài ra máu.

Triệu chứng của táo bón

Các triệu chứng táo bón ở mỗi đối tượng, độ tuổi có thể khác nhau nhưng thường có các đặc điểm chung là: đại tiện khó, phải rặn nhiều, phân cứng, tỏn mỏn, chướng bụng, sờ thấy bụng cứng. Cụ thể hơn:

Dấu hiệu táo bón ở người lớn: Quá 3 ngày không thể đại tiện, chướng bụng, rặn nhưng không đại tiện được, hoặc rất khó để tống phân ra ngoài, phân cứng, phân có thể lẫn máu do xuất huyết hậu môn.

Dấu hiệu táo bón ở trẻ em: Không thể đi đại tiện 3 lần/tuần, chướng bụng, đại tiện khó, mỗi khi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân cứng, có thể chảy máu nhẹ ở hậu môn do việc rặn quá mức. Hoặc ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi 5-7 ngày không đi đại tiện; phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy; trẻ quấy khóc, lười ăn/bú, ngủ không ngon giấc do chướng bụng, đau bụng.

Nên ăn gì để phòng ngừa và hạn chế tình trạng táo bón ra máu?

Người bị táo bón ra máu nên ăn những thực phẩm sau:

  • Trái cây: Người bị táo bón nên ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ mà lại ít calo. Để khắc phục táo bón, bạn nên tăng cường ăn trái cây, đặc biệt là táo, lê, cam, chuối, đu đủ, thanh long, dâu tây, việt quất, mận khô,…

  • Rau xanh: Người bị táo bón cũng nên bổ sung nhiều rau xanh. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau xanh vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột, vừa giúp làm mềm phân, nhờ đó có thể khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón. Bạn cũng đừng quên bổ sung các loại rau xanh, đặc biệt là rau mồng tơi, rau lang, rau dền, súp lơ,… trong các bữa ăn hàng ngày.

Ăn nhiều rau xanh để cải thiện tình trạng táo bón Ăn nhiều rau xanh để cải thiện tình trạng táo bón
  • Khoai lang: Trong khoai lang chứa nhiều chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất, do đó, ăn khoai lang có thể cải thiện táo bón rất hiệu quả.

  • Các loại đậu: Các loại đậu cũng chứa hàm lượng chất xơ cao và chứa nhiều chất béo tự nhiên, có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.

  • Sữa chua: Sữa chua chứa lượng lớn các lợi khuẩn, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Một hũ sữa chua mỗi ngày sẽ giúp đường ruột thêm khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

  • Uống nhiều nước: Bạn nên duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày để giúp quá trình thanh lọc, tiêu hóa diễn ra thuận lợi, hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột cũng như làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón.

Người bị táo bón ra máu nên tránh ăn các thực phẩm sau:

  • Sữa và các sản phẩm của sữa: Việc dùng các sản phẩm từ sữa chứa nhiều lactose, có thể gây đầy hơi, khó tiêu và khiến người bị táo bón trở nên khó chịu hơn. Tuy nhiên, thay vì từ bỏ hoàn toàn các sản phẩm của sữa thì bạn chỉ cần uống ít sữa hơn và chuyển sang ăn sữa chua với men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa của bạn và giúp giảm táo bón.

  • Thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn: Hầu hết các thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có rất ít chất xơ và giàu chất bảo quản không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.

  • Đồ chiên: Thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo và khó tiêu hóa, khi thức ăn đi chậm qua trực tràng có thể gây mất nước và làm cho phân bị khô, cứng.

  • Trứng: Trứng là thực phẩm giàu protein nhưng ít chất xơ, bạn không cần phải kiêng trứng hoàn toàn mà chỉ cần bổ sung thêm vào bữa ăn có trứng những thực phẩm giàu chất xơ.

  • Thịt đỏ: Cũng giống như trứng, thịt đỏ là thực phẩm giàu protein và chất béo nhưng lại ít chất xơ, hãy ăn chúng kèm theo những thực phẩm giàu chất xơ.

  • Đồ ngọt: Bánh ngọt, bánh quy và các món ăn khác có đường bổ sung thường có rất ít chất xơ và giàu chất béo không có lợi cho triệu chứng táo bón của bạn.

  • Bột mỳ tinh chế, gạo trắng: Trong quá trình tinh chế, lượng chất xơ có ở phần vỏ cám và mầm của lúa mì và gạo trắng đã bị loại bỏ, bên cạnh đó, những thực phẩm này chứa nhiều tinh bột dễ gây đầy bụng. Bạn nên thay bằng gạo lứt nếu có thể.

  • Đồ uống có cồn, chất kích thích: Những đồ uống này có thể khiến hút nước trong thành ruột của bạn và làm trầm trọng thêm bệnh táo bón của bạn.

Lưu ý: Khi cơ thể có những dấu hiệu này, bạn cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám: Sốt, máu trong bồn cầu hoặc giấy vệ sinh sau khi đại tiện, giảm cân, mệt mỏi.

Táo bón ra máu có nguy hiểm không?

Táo bón ra máu có thể xảy ra khi bệnh nhân mắc táo bón kéo dài. Khi đi đại tiện, bệnh nhân thường phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, tạo lực ma sát lớn với thành hậu môn, khiến thành hậu môn trầy xước, gây chảy máu. Ở bệnh nhân táo bón, máu có thể dính bên ngoài khuôn phân hoặc dính ở cuối bãi phân, lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của ống hậu môn.

Táo bón ra máu có nguy hiểm không Táo bón ra máu cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm

Táo bón ra máu cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, biến chứng của táo bón ra máu có thể dẫn đến là trĩ, nứt kẽ hậu môn và nguy hiểm nhất là ung thư hậu môn, trực tràng. Máu chảy nhiều có thể gây kích ứng, viêm ngứa, viêm nhiễm hậu môn, vi khuẩn xâm nhập kích thích sản sinh ra tế bào ung thư.

Địa chỉ thăm khám táo bón ra máu tốt, uy tín?

Hiện nay, có nhiều cơ sở phòng khám và bệnh viện thăm khám chữa trị chứng táo bón trên toàn quốc, do đó người bệnh sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho mình. Tuy nhiên, để tránh tiền mất tật mang và tốn kém chi phí, người bệnh nên tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám.

Địa chỉ thăm khám táo bón tốt, uy tín

Nếu bạn đang đắn đo không biết lựa chọn địa chỉ nào đủ uy tín để thăm khám về các chứng bệnh liên quan đến táo bón thì Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một địa chỉ đáng tin cậy cho bạn. Tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, tận tâm và nhiều kinh nghiệm, là các chuyên gia đầu ngành từng công tác tại các bệnh viện hàng đầu như Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y, 198… Đặc biệt nhiều bác sĩ tại trung tâm được đào tạo chuyên sâu tại Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ hotline: 0911 908 856

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  • Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại

:

*Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay