Hotline: 024 7300 8866

Cấp Cứu Ngoài BV: 1900 636 555

  |  

Tầm soát sớm trẻ tăng động giảm chú ý cùng chuyên gia tâm lý

Tăng động giảm chú ý là rối nhiễu tâm lý phổ biến ở trẻ, có thể diễn biến phức tạp và kéo dài suốt cuộc đời. Rối loạn này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và mối quan hệ xã hội của trẻ với những người xung quanh. Trẻ cần được tầm soát sớm và can thiệp kịp thời (trước 3 tuổi) để có kết quả điều trị tốt nhất.

Trẻ tăng động giảm chú ý có biểu hiện gì?

Trẻ tăng động giảm chú ý có những hành vi không tốt như: dễ nóng giận, không thể kiềm chế cảm xúc dẫn tới hành động làm tổn thương người khác. Tiến triển lâu dài, bệnh gây ảnh hưởng đến học lực và mối quan hệ bạn bè.

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn tác động não bộ khiến trẻ bị mất khả năng kiểm soát hành vi, tập trung và chú ý. Các biểu hiện chính của ADHD bao gồm:

  • Tăng động vượt quá mức bình thường
  • Gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung và chú ý
  • Bốc đồng, thiếu khả năng kiềm chế hành vi và ý thức về hậu quả
  • Gặp vấn đề trong việc quản lý thời gian, lên kế hoạch và tổ chức công việc

Trẻ cũng có thể nhạy cảm quá mức với ánh sáng, âm thanh, tiếng động, dễ bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ, mộng mị, tỉnh giấc giữa đêm.

Trẻ thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Trẻ gặp khó khăn trong việc lắng nghe nên cảm thấy lơ mơ, không nắm bắt kịp lời giảng hoặc những yêu cầu của cô giáo trên lớp.

Đăng ký nhận tư vấn và đặt lịch khám cùng chuyên gia tâm lý TẠI ĐÂY:

Tầm soát sớm để không bỏ lỡ thời điểm “vàng” điều trị trẻ tăng động giảm chú ý

Theo số liệu của Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ tăng động giảm chú ý dao động từ 3,2 đến 9,3% và đang có dấu hiệu tăng dần qua các năm.

Tuy nhiên, có hơn 35% trường hợp trẻ tăng động giảm chú ý nhưng phụ huynh không nhận ra. Điều này khiến việc can thiệp điều trị bị chậm trễ, hiệu quả không cao, thậm chí trẻ phải gánh chịu những hệ quả nặng nề suốt cuộc đời. 

Có trường hợp cha mẹ dù thấy con có các dấu hiệu bất thường nhưng lại chủ quan hoặc nảy sinh tâm lý mặc cảm, xấu hổ nếu phải đưa trẻ đến phòng khám tâm lý.

Theo Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện (Chuyên gia Tâm lý BV Hồng Ngọc): “Can thiệp sớm đối với trẻ tăng động giảm chú ý là vô cùng quan trọng. Giai đoạn 0-3 tuổi là “thời điểm vàng” để điều trị tâm lý, tăng tỉ lệ thành công. Từ thời điểm mới sinh ra đến khi các dấu hiệu vừa mới bộc phát, trẻ cần được tầm soát, chẩn đoán kịp thời. Cha mẹ không nên giữ tâm lý chờ đợi trẻ “lớn lên sẽ khác” làm mất đi khoảng thời gian vàng, giảm cơ hội trẻ sớm hồi phục.”

rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

Trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp vấn đề khi giao tiếp

5 bước tầm soát trẻ tăng động giảm chú ý cùng Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện

Bước 1: Hỏi bệnh (khai thác bệnh sử và tiền sử bệnh)

  • Khai thác các vấn đề trước và sau khi trẻ ra đời
  • Khai thác các vấn đề sức khỏe của trẻ từng gặp phải
  • Khai thác chi tiết các vấn đề sức khỏe mà người thân của trẻ từng gặp phải
  • Hoàn cảnh và thói quen của trẻ… lý do khiến bố mẹ đưa trẻ đi khám

Bước 2: Khám bệnh (thực hiện quan sát chuẩn)

  • Quan sát trẻ dựa trên các đặc điểm chú ý, các hành vi chơi và hành vi xã hội
  • Thực hiện các bài test trắc nghiệm tâm lý: DENVER, M-CHAT, ADHD… 

Qua đó đánh giá sự phát triển của trẻ trên toàn diện các mặt, như: vận động tinh – vận động thô, ngôn ngữ, nhận thức, cách giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng…

tam soat som tre tu ky

Bác sĩ Thiện thăm khám cho trẻ tăng động giảm chú ý

Bước 3: Sàng lọc nguy cơ thông qua phương pháp Xét nghiệm gen bằng mẫu nước bọt

  • Kết quả xét nghiệm sẽ có sau 2-4 tuần, dựa vào các chỉ số trong kết quả xét nghiệm có thể sàng lọc được nguy cơ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý
  • Ngoài ra, xét nghiệm gen còn trả về các kết quả khác (các vấn đề di truyền, điểm mạnh, điểm yếu… giúp phụ huynh khai phá tiềm năng của trẻ)

Bước 4: Kết luận và tư vấn

  • Giải thích cho phụ huynh về tình trạng hiện tại của trẻ tăng động giảm chú ý
  • Đưa ra các hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng trẻ để phụ huynh dễ hiểu – dễ làm
  • Cung cấp cho phụ huynh mạng lưới hỗ trợ chuyên sâu, có thể dễ tiếp cận theo từng khu vực sống

Bước 5: Theo dõi sau khám

  • Hẹn lịch cho các lần gặp định kỳ
  • Theo dõi và đánh giá lại theo từng mốc tuổi cụ thể
  • Phụ huynh có thể liên hệ (gọi điện) cho bác sĩ để nhận tư vấn nếu có bất thường phát sinh

Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện đã tiếp nhận và điều trị khỏi cho hàng trăm ca bệnh khó về tâm lý trẻ em:

  • Trẻ thu mình, ngại giao tiếp xã hội
  • Trẻ không thể ngồi yên, chân tay cử động liên tục
  • Có những hành vi bất thường như chỉ thích mặc một kiểu quần áo, chỉ ngồi một chỗ…
  • Rối nhiễu cảm xúc, hoảng sợ mãnh liệt với những sự việc hết sức bình thường như cắt tóc, ánh sáng…
  • Khó khăn với việc xếp hàng và chờ đến lượt
  • 12 tháng chưa biết bập bẹ, 16 tháng tuổi không nói được bất kỳ từ nào và 24 tháng tuổi trẻ không thể nói được câu nào gồm 2 từ

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thăm khám và trị liệu tâm lý cho trẻ tăng động giảm chú ý, Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện nói riêng và Bệnh viện Hồng Ngọc nói chung luôn nỗ lực mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt nhất cho trẻ em Việt Nam!

Đăng ký nhận tư vấn và đặt lịch khám cùng chuyên gia tâm lý TẠI ĐÂY:

Thông tin liên hệ:

KHOA TÂM LÝ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC

– Địa chỉ: Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

– Hotline: 0947 616 006 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích kháchttps://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Bài viết liên quan