Sỏi cholesterol túi mật: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sỏi cholesterol túi mật: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

03-06-2020

Sỏi cholesterol túi mật có tỷ lệ người mắc chiếm khoảng 10% số người bị sỏi túi mật nói chung và phần lớn được phát hiện khi quá muộn dẫn đến hậu quả là phải cắt bỏ túi mật.

Sỏi cholesterol túi mật là bệnh gì?

Sỏi cholesterol túi mật là một trong các loại sỏi phổ biến nhất thường xảy ra tại túi mật. Nó được hình thành do sự siêu bão hòa của mật với hàm lượng cholesterol >50%.

Sỏi cholesterol có 2 loại:

  • Sỏi cholesterol nguyên chất

Đây là loại sỏi rất cứng, kích thước lớn, thường có hình cầu, cấu trúc tinh thể màu vàng và khá hiếm.

  • Sỏi cholesterol hỗn hợp

Sỏi có thành phần chủ yếu là cholesterol cùng với muối bilirubin và canxi. Loại sỏi này kích thước nhỏ, số lượng rất nhiều.

Minh họa sỏi cholesterol túi mật

Nguyên nhân gây bệnh sỏi cholesterol túi mật

Mật được tạo ra bởi gan với nồng độ các thành phần thích hợp. Nhưng một khi, dịch mật tiết ra không đủ để hòa tan các chất khác thì rất dễ dẫn đến sỏi mật như bilirubun hay cholesterol.

Sỏi cholesterol túi mật được hình thành do mật chứa quá nhiều cholesterol.

Thông thường, mật chứa đủ hóa chất để hòa tan cholesterol bài tiết qua gan. Nhưng nếu gan bài tiết nhiều cholesterol hơn mật có thể hòa tan thì cholesterol dư thừa có thể hình thành thành tinh thể và cuối cùng thành sỏi.

Nếu túi mật thường xuyên đầy, mật trở nên cô đặc với tỷ lệ cholesterol cao đọng lại lâu hơn bình thường cũng là một phần nguyên nhân khiến hình thành sỏi cholesterl.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi cholesterol túi mật

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật nói chung và sỏi cholesterol túi mật bao gồm:

  • Nữ giới mắc sỏi cholesterol cao hơn nam giới;

  • Người từ 40 tuổi trở lên;

  • Người thừa cân hoặc béo phì;

  • Ít vận động;

  • Phụ nữ có thai;

  • Ăn một chế độ ăn nhiều chất béo;

  • Ăn chế độ ăn nhiều cholesterol;

  • Ăn một chế độ ăn ít chất xơ;

  • Có tiền sử gia đình sỏi mật, sỏi cholesterol;

  • Bị tiểu đường;

  • Có một số rối loạn về máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc bệnh bạch cầu;

  • Giảm cân

    rất nhanh;
  • Dùng thuốc có chứa estrogen, chẳng hạn như thuốc tránh thai hoặc thuốc trị liệu bằng hormone;

  • Bị bệnh gan.

Người béo phì là đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi cholesterol túi mật Người béo phì là đối tượng có nguy cơ cao mắc sỏi cholesterol túi mật

Triệu chứng của bệnh sỏi cholesterol túi mật

Người mắc sỏi mật hay sỏi cholesterol nói riêng thường không có triệu chứng nếu sỏi nhỏ, ít sỏi hoặc sỏi chưa gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông mật. Đa phần chỉ được phát hiện trong quá trình thực hiện khám tổng quát, đánh giá chức năng tiêu hóa – gan, mật.

Một khi sỏi lớn, nhiều gây tắc nghẽn ống dẫn mật hoặc cản trở sự co bóp túi mật mới gây ra những triệu chứng rõ rệt dưới đây:

  • Cơn đau đột ngột và tăng nhanh ở phần trên bên phải của bụng;

  • Cơn đau đột ngột và tăng nhanh ở trung tâm bụng, ngay dưới xương ức;

  • Đau lưng giữa xương bả vai;

  • Đau ở vai phải;

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;

  • Đau sỏi mật có thể kéo dài vài phút đến vài giờ, đau dữ dội hoặc không.

Nếu người bệnh kết hợp những triệu chứng nghiêm trọng dưới đây thì cần phải được hỗ trợ y tế ngay:

  • Đau bụng dữ dội đến mức không thể ngồi yên;

  • Vàng da và tròng trắng mắt;

  • Sốt cao và ớn lạnh.

Biến chứng của sỏi cholesterol túi mật

Các biến chứng của sỏi mật có thể bao gồm:

Sỏi cholesterol làm đầy túi mật khiến mật bị ứ đọng, không lưu thông hoặc cọ sát vào thành túi mật trong quá trình co bóp gây viêm túi mật. Viêm túi mật gây đau đớn và sốt nặng.

  • Tắc nghẽn ống mật

Sỏi cholesterl chặn các ống dẫn mật chảy từ gan đến túi mật hoặc từ túi mật đến ruột non gây tắc dẫn đến viêm, nhiễm trùng ống mật, biểu hiện bởi những cơn đau, vàng da.

  • Tắc nghẽn ống tụy

Ống tụy tiết ra dịch tụy là một ống chạy từ tuyến tụy và kết nối với ống mật ngay trước khi vào tá tràng. Dịch tụy giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Sỏi mật làm tắc nghẽn ống tụy có thể dẫn đến viêm tụy gây đau bụng dữ dội, liên tục phải cấp cứu.

  • Ung thư túi mật

Những người có tiền sử sỏi mật có nguy cơ mắc ung thư túi mật. Nhưng ung thư túi mật cũng rất hiếm.

Sỏi mật có thể biến chứng thành ung thư túi mật rất nguy hiểm

Chẩn đoán sỏi cholesterol túi mật bằng cách nào?

Các phương pháp dưới đây để chẩn đoán người mắc sỏi thận:

  • Siêu âm ổ bụng

Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để tìm kiếm các dấu hiệu của sỏi mật.

  • Siêu âm nội soi (EUS)

Phương pháp này có thể giúp xác định sỏi nhỏ hơn có thể bị bỏ sót trên siêu âm thông thường.

Siêu âm nội soi được thực hiện thông qua một ống nội soi luồn qua miệng và đường tiêu hóa.

  • Chẩn đoán hình ảnh bằng quét axit imin Zodiacetic (HIDA);

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT);

  • Chụp đường mật cộng hưởng từ (MRCP);

  • Nội soi mật ngược dòng (ERCP);

  • Xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng, vàng da, viêm tụy hoặc các biến chứng khác do sỏi mật.

Phương pháp điều trị sỏi cholesterol túi mật

Hầu hết những người bị sỏi mật không gây ra triệu chứng không cần điều trị.

Nếu các triệu chứng sỏi mật xảy ra, tùy theo triệu chứng, mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp:

Điều trị nội khoa

Các loại thuốc uống có thể giúp làm tan sỏi mật nhỏ nhưng có thể mất rất nhiều tháng hoặc nhiều năm điều trị để hòa tan sỏi mật và thường là không có tác dụng này. Chúng chủ yếu trì hoãn sự phát triển và gia tăng của sỏi và có thể sẽ hình thành trở lại nếu ngừng điều trị.

Thuốc trị sỏi mật không được sử dụng phổ biến và được dành riêng cho những người không thể phẫu thuật.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật để loại bỏ túi mật khi triệu chứng do sỏi mật thường xuyên tái phát. Một khi túi mật của bạn được loại bỏ, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non thay vì được lưu trữ trong túi mật.

Không có túi mật vẫn có thể sống và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp đó, bệnh nhân được khuyến cáo tiêu thụ thức ăn ít cholesterol hay chất béo. Việc cắt bỏ túi mật không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Cùng lắm, có thể tạm thời gây ra ra tiêu chảy.

Điều trị ngoại khoa có thể có phương pháp:

  • Mổ mở: thực hiện vết cắt lớn trên bụng để loại bỏ túi mật. Phương pháp này cần những yêu cầu nhất định về thể trạng bệnh nhân, sự chuẩn bị, hồi phục chậm hay để lại sẹo.

  • Mổ nội soi: phương pháp này giúp hạn chế sẹo xấu, phục hồi nhanh. Tuy nhiên, cũng có một số người không phù hợp.

Lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ

Các biện pháp khác

  • Tán sỏi túi mật qua da;

  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP;

  • Chụp đường mật qua da (PTC).

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp tiên tiến giúp điều trị sỏi mật

Chế độ dinh dưỡng cho người bị sỏi cholesterol túi mật

Có thể giảm nguy cơ mắc sỏi mật nói chung và sỏi cholesterl túi mật nếu bằng cách:

  • Ăn đúng bữa:

Bỏ bữa hoặc nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Lưu ý nên ăn đúng bữa, ăn đủ no, ăn 3-5 bữa trong một ngày. Không nên để bụng đói quá lâu hoặc cũng không ăn quá no khiến gan mật bị quá tải.

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc giúp giảm tải cho hệ tiêu hóa và cơ thể khỏe mạnh hơn.

  • Giảm thực phẩm giàu cholesterol, chất béo

Thực phẩm chiên rán, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh khiến gan tiết ra nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ sỏi cholesterol túi mật.

Ngoài ra, cũng nên hạn chế thực phẩm nhiều muối, đường.

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Béo phì và thừa cân làm tăng nguy cơ sỏi mật nhất là sỏi cholesterol. Một khi bạn đạt được cân nặng khỏe mạnh, hãy tập luyện thể thao và làm việc cùng chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Giảm cân từ từ

Nếu cần giảm cân, hãy giảm theo lộ trình bởi vì việc giảm cân nhanh chóng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Mỗi tuần, chỉ nên giảm khoảng 0,5 đến tối đa 1 kg./.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016 Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay