13 điều cấm kỵ khi ăn dưa hấu không phải ai cũng biết

13 điều cấm kỵ khi ăn dưa hấu không phải ai cũng biết

15-11-2013
Sống khỏe

Dưa hấu là loại quả chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, B6, C kali lycopene và citrulline. Tuy nhiên không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt và không phải ai cũng biết ăn dưa hấu đúng cách. Dưới đây là 13 cấm ky khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể mà bạn cần nắm rõ để không mắc phải.

Không ăn chuối cùng dưa hấu

Dưa hấu chứa hàm lượng đường cao, lên tới khoảng 15% và rất giàu kali. Trong khi đó, chuối cũng rất giàu kali, khoảng 300-500 mg/100g. Do đó, với những bệnh nhân mắc suy thận không nên ăn kết hợp cùng lúc 2 loại trái cây có chứa hàm lượng kali cao như chuối và dưa hấu. Nếu hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

Không nên ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn

Dưa hấu là loại trái cây nhiều nước, nếu ăn trước và sau bữa ăn, sẽ làm loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Ngoài ra, khi nạp lượng nước lớn vào cơ thể sẽ gây cảm giác no, giảm yếu tố kích thích ăn uống, ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, những người muốn giảm cân có thể ăn lượng dưa hấu vừa phải ngay trước bữa ăn để hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

cấm kỵ khi ăn dưa hấu Ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn, sẽ làm loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn

Không nên ăn quá nhiều

Là thực phẩm tính hàn, vì vậy không nên ăn quá nhiều bởi sẽ gây ra tiêu chảy, căng bụng, chán ăn…  Ngoài ra, 94% dưa hấu là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Không nên ăn nhiều dưa hấu lạnh

Mùa hè, loại quả này luôn là sự lựa chọn hàng đầu để đẩy lùi cơn khát. Tuy nhiên, ăn nhiều dưa hấu lạnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày. Nên đảm bảo nhiệt độ giữ dưa hấu còn tươi ngon là tốt nhất, không cần quá lạnh.

Bạn có thể để dưa hấu nguyên quả vào ngăn cuối cùng của tủ lạnh, giữ ở nhiệt độ từ 8 - 10 độ C. Ở nhiệt độ này vừa đảm bảo dưa tươi ngon vừa giữ nguyên mùi vị của dưa. Mỗi lần ăn không vượt quá 500 gram, ăn từ từ là tốt nhất.

cấm kỵ khi ăn dưa hấu Nên bảo quản dưa hấu ngăn cuối cùng của tủ lạnh, giữ ở nhiệt độ từ 8 - 10 độ C, vừa đảm bảo dưa tươi ngon vừa giữ nguyên mùi vị của dưa

Dễ chuyển đổi thành chất béo

Dưa hấu có hàm lượng đường rất cao, dễ chuyển đổi thành chất béo nên với những ai đang có ý định giảm cân cần cân nhắc khi lựa chọn trái cây này.

Không ăn dưa hấu khi cơ thể đang bị lạnh

Khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, không nên ăn dưa hấu. Bởi dưa hấu có tính hàn sẽ làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm lạnh. Khi lạnh tăng sẽ làm cơ thể sốt cao, khát nước, đau họng, nước tiểu đậm màu… khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Không ăn dưa hấu đã bổ ra quá lâu

Mùa hè nhiệt độ cao, vi khuẩn phát triển mạnh. Nếu dưa hấu đã bổ ra để quá lâu trong nhiệt độ phòng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, khi ăn vào có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy.

Những người suy thận không nên ăn

Thận yếu làm giảm chức năng bài tiết nước nên bệnh nhân mắc bệnh thận thường bị phù chân. Nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ gây tích nước, thận không kịp thời bài tiết nước ra khỏi cơ thể dẫn đến lượng nước vượt quá khả năng dự trữ nước của cơ thể, dung tích máu tăng lên. Tình trạng sưng phù ngày càng nghiêm trọng kéo theo mệt mỏi, kiệt sức. Vì vậy, những người thận yếu hoặc mắc các bệnh về thận nên ăn ít hoặc không nên ăn dưa hấu để đảm bảo sức khỏe.

cấm kỵ khi ăn dưa hấu Bệnh nhân suy thận không nên ăn nhiều dưa hấu bới sẽ gây tích nước khiến tình trạng sưng phù ngày càng nghiêm trọng

Không ăn khi đang bị viêm, loét miệng

Theo Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng là do âm suy nội nhiệt, suy hỏa thượng. Dưa hấu có công dụng lợi tiểu, nếu người bị viêm loét miệng ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh và nhiều gây thiếu nước ở khoang miệng, làm miệng càng khô, gây âm suy, nóng trong, quá trình mắc bệnh kéo dài khó mà điều trị tận gốc.

Bệnh nhân tiểu đường hạn chế ăn dưa hấu

Dưa hấu chứa đường glucoza, đường mía, và đường fructoza do đó khi ăn dưa hấu xong lượng đường trong máu tăng cao.

Với người bình thường, cơ thể sẽ tiết ra insulin giúp duy trì ổn định nồng độ đường trong máu và trong nước tiểu. Những với bệnh nhân tiêu đường thì hoàn toàn ngược lại, ăn nhiều dưa hấu khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, dẫn tới gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Phụ nữ mang thai

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, nồng độ đường trong máu cao, gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, ăn dưa lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.

cấm kỵ khi ăn dưa hấu Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao

Không ăn dưa hấu nhiều vào buổi tối

Buổi tối, quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn bình thường, do đó, bạn nên tránh xa các thực phẩm có nhiều đường và axit. Trong khi đó, dưa hấu lại là loại quả chứa nhiều đường, không tốt cho hệ tiêu hóa, gây tăng cân khi ăn vào buổi tối.

Ngoài ra, tỷ lệ nước lớn trong dưa hấu có thể khiến bạn đi vệ sinh vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ thiếu ngủ và mệt mỏi vào hôm sau.

Bỏ hạt dưa hấu khi ăn

Nhiều người có thói quen bỏ hạt dưa mà không biết rằng đã bỏ lỡ rất nhiều axit cần thiết cho cơ thể như: tryptophan giúp dễ ngủ, glutamic tăng cường hoạt động trí não và lysine giúp cơ thể hấp thu canxi, hỗ trợ hình thành collagen tốt cho xương khớp. Đặc biệt, hàm lượng lycopene và vitamin trong hạt dưa còn có tác dụng làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới và duy trì hệ thần kinh, có lợi cho đời sống tình dục.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay