Nhận biết và điều trị đầy hơi chướng bụng

Nhận biết và điều trị đầy hơi chướng bụng

15-11-2013
Sống khỏe

Đầy hơi chướng bụng là các triệu chứng thuộc về đường tiêu hóa, tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Hiện tượng đầy hơi chướng bụng là do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột.

Vì sao đầy hơi chướng bụng?

Có nhiều nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng:

- Do ăn nhiều chất tinh bột mà cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết. Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng (khi uống nước dễ nuốt cả hơi vào dạ dày); ăn nhiều chất béo, gia vị, chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá). Có một số thức ăn hay gia vị khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây co thắt cơ thắt thực quản dưới dễ gây nên ợ hơi (hành, tỏi...) hoặc ăn xong đã vội vàng đi nằm nghỉ ngay.

- Do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật...). Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngoài đầy hơi, chướng bụng còn gây nóng rát phía sau xương ức, ợ nóng, ợ hơi, ợ ra cả nước trong.

- Do rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.

Đầy hơi chướng bụng  

- Do bệnh thuộc đường tiêu hóa như bệnh về dạ dày (viêm loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày...), bệnh viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích), bệnh giảm nhu động ruột do gây đầy hơi, trướng bụng cũng do vi khuẩn lên men tinh bột tồn tại lâu ngày trong lòng đại tràng. Do ứ phân lâu ngày như trong bệnh táo bón hoặc sau một số phẫu thuật về đường tiêu hóa như phẫu thuật dạ dày, đại tràng...

- Do rối loạn hấp thu: ở trẻ em những trường hợp đau bụng không tìm thấy nguyên nhân khác thì có tới 40% là do rối loạn hấp thu sữa.

- Do bệnh thuộc về hệ thống tâm thần - thần kinh: những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress cũng có thể gây đầy hơi, chướng bụng.

Ngoài ra chứng đầy hơi, chướng bụng còn có thể do người bệnh dùng một số thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột), ví dụ như dùng thuốc trong bệnh suy tuyến giáp trạng, trong bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc dùng chữa bệnh trầm cảm...

Đầy hơi chướng bụng có biểu hiện chính như thế nào?

Những người bị bệnh đầy hơi, chướng bụng thì hơi được sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn không ra ngoài theo đường hậu môn (trung tiện) mà lại đi ngược lên thực quản do cơ thắt thực quản bị giãn ra và được đưa ra ngoài bằng đường miệng bởi triệu chứng ợ.

Những người có hội chứng dạ dày thì ngoài đầy hơi, chướng bụng còn có ợ hơi, ợ chua, đau bụng âm ỉ, có lúc buồn nôn hoặc nôn (do viêm chít hẹp môn vị gây ứ đọng), phân lúc lỏng, lúc đặc hoặc có khi táo bón. Bụng chướng, gõ rất trong và trung tiện nhiều lần (ở người bình thường hơi chứa trong ruột có khoảng 200ml khí và được đưa ra ngoài bình quân khoảng từ 14 - 25 lần trong một ngày đêm theo đường hậu môn do trung tiện).

Đầy hơi chướng bụng

Nên làm gì khi bị bệnh đầy hơi chướng bụng?

Khi bị đầy hơi chướng bụng cần thiết phải đi khám bệnh để xác định nguyên nhân. Ăn uống đóng vai trò khá quan trọng. Cần ăn chậm, nhai kỹ, không nuốt vội vàng, không ăn no quá. Một số loại thức ăn có khả năng gây đầy hơi thì nên tránh không ăn (những thức ăn này cũng có sự khác nhau ở cơ địa từng người). 

Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn chua, cay, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá. Nên hạn chế ăn kẹo, bánh ngọt.

Nên ăn nhiều rau xanh như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau muống. Vệ sinh răng miệng hằng ngày tránh để bám các chất cặn bã ở chân răng, trong khoang miệng.

Ăn xong chưa vội đi nằm ngay hoặc ngồi lâu mà nên đi lại nhẹ nhàng.

Ngoài bữa ăn có thể dùng tay xoa bóp bụng (mát xa) để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn lâu ngày.

Cần có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách phù hợp sinh lý bình thường như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột. Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn loại bỏ stress.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016 Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay