093 223 2016

091 190 8856

Đội ngũ bác sĩ

Về trang chủ

Toàn tập về Covid-19

Giới thiệu

Dịch vụ y tế

http://thenounproject.comThe Noun ProjectIcon TemplateRemindersStrokesTry to keep strokes at 4pxMinimum stroke weight is 2pxFor thicker strokes use even numbers: 6px, 8px etc.Remember to expand strokes before saving as an SVG SizeCannot be wider or taller than 100px (artboard size)Scale your icon to fill as much of the artboard as possibleUngroupIf your design has more than one shape, make sure to ungroupSave asSave as .SVG and make sure “Use Artboards” is checked100px.SVG

Mục lục bài

http://thenounproject.comThe Noun ProjectIcon TemplateRemindersStrokesTry to keep strokes at 4pxMinimum stroke weight is 2pxFor thicker strokes use even numbers: 6px, 8px etc.Remember to expand strokes before saving as an SVG SizeCannot be wider or taller than 100px (artboard size)Scale your icon to fill as much of the artboard as possibleUngroupIf your design has more than one shape, make sure to ungroupSave asSave as .SVG and make sure “Use Artboards” is checked100px.SVG

Menu

Phác đồ điều trị COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế

Ngày 14/7/2021 Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán và điều trị COVID-19 theo hướng phân loại người bệnh F0 và xác định nơi điều trị theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vậy việc phân loại và điều trị F0 theo hướng dẫn mới này như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để có thêm các thông tin cần thiết.

  • Series toàn tập về Covid-19 (Sars Cov 2)

01. Phân loại 5 mức độ của bệnh COVID-19

Tiêm phòng vaccine COVID-19 sẽ tránh nguy cơ nhiễm COVID-19 hiệu quả

Theo hướng dẫn mới, Bộ Y tế phân chia bệnh COVID-19 theo 5 mức độ, như sau:

  • Không triệu chứng: Người nhiễm SARS-CoV-2 được khẳng định bằng xét nghiệm Real time RT-PCR dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng.
  • Mức độ nhẹ: Viêm đường hô hấp trên cấp tính. Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi. Không có dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở bằng hoặc dưới 20 lần/phút...
  • Mức độ vừa: Bệnh nhân bị viêm phổi, sốt, ho, khó thở, thở nhanh hơn 20 lần/phút và không có dấu hiệu viêm phổi nặng... Đối với trẻ nhỏ có ho hoặc khó thở và thở nhanh, không có các dấu hiệu viêm phổi nặng.

Tiêm phòng vaccine COVID-19 sẽ tránh nguy cơ nhiễm COVID-19 hiệu quả

  • Mức độ nặng: bệnh nhân viêm phổi nặng, người lớn và trẻ lớn bị sốt hoặc nghi ngờ nhiễm trùng hô hấp, kèm theo bất kỳ một dấu hiệu sau: nhịp thở hơn 30 lần/phút, khó thở nặng...

    Trẻ nhỏ bị ho hoặc khó thở, và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau đây: tím tái hoặc SpO2 < 93%; suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực) hoặc trẻ được chẩn đoán viêm phổi và có bất kỳ dấu hiệu nặng sau: không thể uống/bú được; rối loạn ý thức (li bì hoặc hôn mê); co giật. Có thể có các dấu hiệu khác của viêm phổi như rút lõm lồng ngực, thở nhanh (tần số thở/phút như trên).

  • Mức độ nguy kịch: có hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) 5, các triệu chứng hô hấp mới hoặc xấu đi trong vòng một tuần kể từ khi có các triệu chứng lâm sàng kèm theo các chỉ số, thông tin chuyên môn khác.

02. Phân nhóm bệnh nhân F0 COVID-19 để điều trị 

Cùng với phân loại 5 mức độ của bệnh, Bộ Y tế cũng thay đổi phác đồ điều trị COVID-19 theo hướng phân loại người bệnh và xác định nơi điều trị theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể:

  • Trường hợp bệnh nghi ngờ: Cần được khám, theo dõi và cách ly ở khu riêng tại cơ sở y tế, lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm chẩn đoán, xác định. Trường hợp bệnh xác định cần được theo dõi và điều trị cách ly hoàn toàn.
  • Các ca bệnh F0 nhẹ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ điều trị tại buồng bệnh thông thường.
  • Ca bệnh nặng như viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết hoặc ca bệnh nhẹ ở người có bệnh mãn tính, người cao tuổi cần điều trị tại phòng hồi sức tích cực.
  • Ca bệnh nặng như suy hô hấp nặng, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan cần được điều trị hồi sức tích cực.

Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên các ca F0 sẽ được điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu, nhưng cá thể hóa phương pháp điều trị cho từng trường hợp, đặc biệt là các ca bệnh nặng, nguy kịch. 

03. Phác đồ điều trị cho F0 nhiễm COVID-19 

  • Giai đoạn 1 - liệu pháp oxy: Khi bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng khó thở, không cung cấp đủ lượng oxy cho máu thì điều trị bằng oxy là liệu pháp đầu tiên và cơ bản.
  • Giai đoạn 2 - liệu pháp oxy cao áp: Đây là phương pháp điều trị cho bệnh nhân đã nhiễm trùng nghiêm trọng, để theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Bệnh nhân sẽ được thở oxy nguyên chất hoặc hỗn hợp khí giàu oxy trong buồng cao áp.
  • Giai đoạn 3 - thông khí cơ học (thở máy): Ở giai đoạn bệnh tiến triển, khi việc thông khí tự nhiên không còn tác dụng, người bệnh sẽ được hỗ trợ thủ thuật xâm lấn gây mê, thở máy để duy trì sự sống.

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 phải trải qua hàng loạt xét nghiệm, trong đó quan trọng nhất là kiểm tra nồng độ oxy trong máu để xem xét chức năng hoạt động của phổi. Phác đồ điều trị COVID-19 trải qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 4 - ECMO: Đây là lựa chọn cuối cùng, khi bệnh nhân đang ở tình trạng nguy kịch, phổi tổn thương nghiêm trọng và không còn đủ sức để thực hiện quá trình trao đổi khí thông thường. ECMO là phương pháp hồi sức cấp cứu tiên tiến nhất hiện nay, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện quá trình trao đổi oxy ở bên ngoài cơ thể, duy trì chức năng sống.

Phác đồ điều trị chung cho bệnh nhân COVID-19 

  • Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh đảm bảo thông thoáng, có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh
  • Vệ sinh mũi họng, súc miệng, họng bằng dung dịch vệ sinh miệng, họng thông thường; giữ ẩm mũi bằng nước muối sinh lý
  • Giữ ấm cơ thể
  • Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải
  • Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết.
  • Hạ sốt nếu sốt cao, dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg thể trọng/lần, không quá 60 mg/kg thể trọng/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày với người lớn.
  • Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết.
  • Thận trọng khi truyền dịch cho người bệnh viêm phổi nhưng không có dấu hiệu của sốc.
  • Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng, tiến triển của tổn thương phổi trên phim X-quang hoặc CT phổi, đặc biệt ở ngày thứ 7-10 của bệnh.
  • Các cơ sở điều trị cần có dụng cụ, trang thiết bị cấp cứu: máy theo dõi bão hòa oxy, hệ thống bình cung cấp oxy, thiết bị thở oxy, bóng, mặt nạ và dụng cụ đặt ống nội khí quản phù hợp lứa tuổi.
  • Trong tình huống người bệnh suy hô hấp, suy hô hấp nguy kịch và ARDS, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan, bệnh nhân là trẻ em... Bộ Y tế cũng hướng dẫn kỹ phác đồ cho từng trường hợp cụ thể.

04. Bệnh nhân F0 được xuất viện khi nào? 

Trước đây, người bệnh COVID-19 phải có từ 2 kết quả xét nghiệm âm tính liên tiếp mới được xuất viện. Tuy nhiên, hướng dẫn mới chia ra ba tình huống:

- Có thể xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính nếu F0 không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày. Đồng thời tối thiểu lấy 2 xét nghiệm PCR cách nhau 24 giờ có kết quả âm tính hoặc vẫn dương tính nhưng nồng độ virus thấp (Ct < 30).

- Trường hợp 2: Có thể xuất viện vào ngày thứ 14 nếu 10 ngày không có dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm nồng độ virus Ct > 30.

Trường hợp 3: Có thể xuất viện sau ngày thứ 14 kể từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính, ngày ra viện là ngày thứ 3 kể từ ngày không còn triệu chứng lâm sàng và đảm bảo tiêu chuẩn xét nghiệm.

- Sau xuất viện, người bệnh được giám sát tại nhà bởi y tế cơ sở và CDC địa phương thêm 14 ngày. Mỗi ngày đo thân nhiệt 2 lần, nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp và có bất thường sức khỏe thì báo ngay cho y tế địa phương.

Đặc biệt, các ca bệnh dương tính đã được điều trị và đủ tiêu chuẩn xuất viện, nếu có kết quả xét nghiệm tái dương tính thì không phải trở lại bệnh viện điều trị.

05. Bệnh nhân F0 được xuất viện khi nào? 

Thực tế cho thấy, khoảng 80% bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thể nhẹ, chỉ có các triệu chứng như ho, mệt, sốt nhẹ và có thể tự hồi phục sau 7-10 ngày; 20% bệnh nhân chuyển nặng, thường trong 5-8 ngày. Với các F0 có biểu hiện nhẹ, có thể tham khảo các bước cách ly và điều trị tại nhà như sau:

5.1 CHUẨN BỊ

- Phòng cách ly: Phòng riêng thông thoáng, có cửa sổ, khu vực vệ sinh riêng (chỉ sử dụng quạt trong phòng, không nên dùng điều hoà).

- Đồ dung sinh hoạt cơ bản: Đồ dùng vệ sinh cá nhân (khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng…), thùng rác, cốc chén, bát đũa, bình nước, khẩu trang, nước rửa tay, găng tay, bột giặt...

- Thuốc: Hạ sốt, tiêu chảy, chữa đau họng, oresol, nước muối súc miệng, xịt mũi, Vitamin C, Vitamin D3.

- Thiết bị y tế: Nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo oxy trong máu (không bắt buộc).

5.2 ĐIỀU TRỊ

Các triệu chứng ban đầu mà bệnh nhân F0 có thể gặp phải:

- Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ.
- Đau họng, chảy nước mũi, đau đầu, nôn, tiêu chảy.
- Rối loạn khứu giác, tê lưỡi.

Khi bị sốt không nên nằm lâu một tư thế, có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ/lần.

Sử dụng thuốc hạ sốt cách nhau 4-6 giờ tuỳ loại. Thuốc hạ sốt có hiệu quả sau 1 giờ nên cần tránh nôn nóng mà uống quá liều lượng, sẽ làm ảnh hưởng tới gan.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh, thuốc kê đơn phải do bác sĩ chỉ định.

Ăn uống

- Uống nhiều nước ấm, uống oresol bù nước
- Bổ sung tỏi, sả... vào thực đơn mỗi ngày
- Ăn đồ nhẹ, dễ tiêu, bổ sung trái cây, vitamin C
- Ăn đầy đủ, không bỏ bữa nhưng không nên ăn quá nhiều
- Tập thể dục nhẹ nhàng, đi lại nhiều, hít thở sâu, đều

Kiểm tra

- Đo thân nhiệt: Nếu sốt trên 38,5 độ C, có thể dùng paracetamol hạ sốt, liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 g/ngày với người lớn. Trẻ em không uống quá 4 lần trong một ngày.

- Đếm mạch: Vị trí đặt ba ngón tay lên vị trí mạch trên tay.
+ Người lớn: Mạch bình thường 60 - 90 lần một phút, nếu mạch trên 100 hoặc dưới 50 lần, cần báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.

+ Trẻ sơ sinh: Mạch bình thường 100 -160 lần/ phút; 0-5 tháng tuổi 90-150 lần; 6-12 tháng tuổi 80-140 lần; 1-3 tuổi 80-130 lần; 3-5 tuổi 80-120 lần; 6-10 tuổi 70-110 lần; 11-14 tuổi 60-105 lần; 15-20 tuổi 60-100 lần.

- Đo nhịp thở: Nằm thoải mái nhất có thể từ 5-10 phút, sau đó đếm số lần lồng ngực phồng lên xẹp xuống.

+ Người lớn: Nhịp thở bình thường là 16-20 lần/phút, nếu nhịp thở trên 22 hoặc dưới 15 lần, cần báo ngay cho đơn vị y tế gần nhất.
+ Trẻ sơ sinh: Nhịp thở bình thường 30-50 lần/phút; 0-5 tháng tuổi 25-40 lần; 6 tháng-5 tuổi 20-30 lần; 6-10 tuổi 15-30 lần; trẻ 11-20 tuổi 12-30 lần.

- Đo oxy trong máu (SpO2)
+ Từ 94% trở lên, tiếp tục theo dõi 3-4 lần mỗi ngày xem có ổn định hay không.
+ Cao hơn 90% nhưng thấp hơn 94%, cần liên hệ y tế để được tư vấn hoặc nhập viện.
+ Thấp hơn 90%, là biểu hiện bệnh trở nặng, cần nhanh chóng gọi cấp cứu để nhập viện

5.3 CẤP CỨU

Các biểu hiện bệnh nhân COVID-19 trở nặng cần cấp cứu:
- Oxy trong máu dưới 94%
- Nhịp thở nhiều hơn 24 lần/phút
- Đau thắt ngực, khó thở khi vận động
- Không thể nói đủ câu
- Lẫn lộn về thời gian, địa điểm
- Da xanh, môi nhợt
- Không tự đi, cầm nắm, ăn uống
- Lạnh đầu ngón tay, ngón chân

5.4 NGƯỜI CHĂM SÓC

- Động viên tinh thần bệnh nhân: Không để các thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến người bệnh. Trao đổi thông tin cụ thể để người bệnh nắm rõ hơn về cơ chế lây lan của virus SARS-CoV-2, giúp họ biết cách phòng tránh, không hoang mang, lo lắng..

- Cách ly: Để người bệnh ở một phòng riêng biệt, thoáng khí, hạn chế tiếp xúc với người khác nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan. Người bệnh và người chăm sóc cần đeo khẩu trang đúng cách. Người chăm sóc cần mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay.
- Trẻ em, người có bệnh nền, người già không nên ở cùng bệnh nhân.

- Không dùng chung đồ cá nhân: Các vật dụng cá nhân không nên dùng chung là lược chải đầu, chén, đĩa, dụng cụ trang điểm, dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng, khăn, tai nghe… Nên khử khuẩn tất cả các vật dụng cá nhân sau khi đã sử dụng.

- Vệ sinh, khử khuẩn bề mặt tiếp xúc: Virus Sars-Cov-2 có thể tồn tại trên bề mặt tối đa lên đến 16 giờ, do đó cần vệ sinh khử khuẩn tất cả các bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, công tắc điện, mặt bàn, ghế… Bỏ rác thải của người bệnh vào thùng riêng, niêm phong và xử lý riêng.

- Rửa tay thường xuyên và đúng cách: Rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây một lần, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi. Bên cạnh đó, có thể sử dụng cồn 60 độ để sát trùng tay.

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh: Sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng và dưỡng chất. Năng lượng nên đạt 80% - 100% nhưng không quá 110% nhu cầu. Bổ sung thêm vitamin C, B1, B6, B12 cho người bệnh và cả người chăm sóc

- Tập luyện: Đối với bệnh nhân mắc F0 thể nhẹ có thể cách ly điều trị tại nhà, duy trì nghỉ ngơi, thư giãn, vận động nhẹ nhàng, tránh nằm một chỗ quá lâu, đặc biệt là người già.

Với những nội dung trong bài viết trên, hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về việc điều trị cho bệnh nhân F0 nhiễm COVID-19. Hơn bao giờ hết, trước tình hình dịch bệnh đang ngày càng phức tạp tại nhiều địa phương, mỗi chúng ta cần tự bảo vệ bản thân bằng việc tuân thủ chặt chẽ 5K và các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của Bộ y tế. Cùng chung tay với công đồng để sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.

SERIES BÀI VIẾT VỀ COVID-19 [SARS-COV-2]

  • Tổng quan về Covid-19 và tin tức cập nhật mới
  • Phòng tránh và điều trị hiệu quả N.Covi
  • Kiến thức về xét nghiệm chính xác Sars-Cov-2
  • Đầy đủ về tiêm chủng và Vaccine phòng dịch Covid-19

Hệ thống kiến thức đầy đủ nhất về Corona Virus được biên soạn bởi đội ngũ của Hồng Ngọc

Đăng ký tư vấn & xét nghiệm covid

  • Xét nghiệm 24/7 kể cả T7 & CN.
  • Thuận tiện đi lại với 7 cơ sở tại Hà Nội.
  • An toàn với khu vực xét nghiệm rộng, đảm bảo giãn cách.
  • Form chứng nhận xét nghiệm bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, đúng chuẩn.

COPYRIGHT @2015 BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC. ALL RIGHTS RESERVED

Hotline

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

0911 908 856

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

55 Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội

024 3927 5568 ext *0

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
PHÚC TRƯỜNG MINH

Số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

024 7300 8866 ext*0

PHÒNG KHÁM HỒNG NGỌC NGUYỄN TUÂN

Tầng 1-NO2-TTTM TNL Plaza GoldSeason, 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

024 3927 5568 ext *9

PHÒNG KHÁM HỒNG NGỌC TỐ HỮU

Tầng 1 - HPC Landmark 105, Tố Hữu, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

024 3927 5568 ext *6

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC KEANGNAM

Khu B1 và Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng,Hà Nội

024 3927 5568 ext *6

PHÒNG KHÁM HỒNG NGỌC SAVICO

Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

024 3927 5568 ext *5

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC TÂY HỒ

Tầng 1, 2 & 3 - Kosmo Tây Hồ, 161 Xuân La, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

024 3927 5568 ext *3

Đăng ký tư vấn & xét nghiệm Covid

Mọi thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật
Hotline: 024 3927 5568

Nhận tư vấn ngay

  • Xét nghiệm 24/7 kể cả T7 & CN.
  • Thuận tiện đi lại với 7 cơ sở tại Hà Nội.
  • An toàn với khu vực xét nghiệm rộng, đảm bảo giãn cách.
  • Form chứng nhận xét nghiệm bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, đúng chuẩn.
  • Chúc mừng, bạn đã đăng ký thành công.
    Bệnh viện Hồng Ngọc sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất

ĐĂNG KÝ TIÊM VACCINE COVID CHO NGƯỜI CAO TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH NỀN

Địa điểm tiêm: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh

Lưu ý: - Vui lòng điền đầy đủ thông tin để được liên hệ và sắp xếp lịch tiêm.

- Các cột có dấu * là bắt buộc. 

ĐĂNG KÝ NGAY

Lưu ý: Bệnh viện sẽ liên hệ để xác nhận và thông báo lịch tiêm.