Dậy thì sớm ở bé trai: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dậy thì sớm ở bé trai: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

15-12-2022

Dậy thì sớm ở bé trai đang là nỗi lo của rất nhiều bậc làm cha mẹ. Bởi không ít trẻ mặc cảm vì cơ thể phổng phao hơn bạn bè cùng trang lứa. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, dấu hiệu và cách điều trị ra sao? Mời các bậc phụ huynh theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.

Dậy thì sớm ở bé trai là gì?

Dậy thì là cột mốc đánh dấu sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ khi chuyển sang một giai đoạn mới. Độ tuổi dậy thì ở bé trai sẽ bắt đầu từ 10 – 13 tuổi và bé gái là từ 9 – 12 tuổi.

Dậy thì sớm ở bé trai được xác định khi trẻ bắt đầu dậy thì trước 9 tuổi.

Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé trai

Nguyên nhân dậy thì sớm ở bé trai được chia thành nhiều nhóm, bao gồm:

Nhóm nguyên nhân xuất phát từ trung ương

  •  Sự gia tăng nồng độ GnRH do các tác động lên trục hạ đồi – tuyến yên

  •  Bệnh lý hệ thần kinh trung ương; bệnh lý về cột sống, chấn thương; ảnh hưởng của tia xạ, bức xạ hiếm gặp.

  •  Bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương như viêm não – màng não…

  • Các bệnh lý bẩm sinh gây tăng áp lực nội sọ như não úng thủy

  • Tắc động mạch trong hệ thống mạch máu nuôi não

  •  Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh do rối loạn di truyền liên quan đến sản xuất hormone bất thường đặc biệt là testosterone

  •  Bệnh lý tuyến giáp như u giáp, suy giáp

Dậy thì sớm ở bé trai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh do rối loạn di truyền là một trong những nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé trai

Nhóm nguyên nhân đến từ ngoại vi

  • Hội chứng McCune-Albright

  • Sử dụng các loại thuốc có thành phần testosterone cho bé trai

  •  Có khối u trong các tế bào mầm (tiền thân của tế bào sản xuất tinh trùng ở nam sau này) hoặc trong các tế bào Leydig (tế bào sản xuất hormone testosterone ở nam khi dậy thì)

  • Một số trẻ mang gen đột biến có thể sản xuất gonadotropin trong độ tuổi từ 1 - 4 có thể gây dậy thì sớm ở bé trai.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

  •  Béo phì: Việc trẻ dung nạp quá đồ ăn có thể gây dư thừa chất dinh dưỡng cộng thói quen lười vận động dễ làm tăng lượng hormone hoặc gây rối loạn nội tiết bên trong cơ thể khiến trẻ nam bị dậy thì sớm.

  • Bổ sung dinh dưỡng không đúng cách: Nhiều bậc phụ huynh cho trẻ sử dụng các sản phẩm kích thích tăng trưởng, thuốc bổ, thuốc giúp ăn ngon miệng, thuốc tăng chiều cao… có chứa các hormone tăng trưởng sẽ làm rối loạn nội tiết ở trẻ gây dậy thì sớm.

  • Sử dụng nhiều đồ uống có gas, đựng thức ăn nóng trong các hộp nhựa có chứa BPA… có thể gây dậy thì sớm ở bé trai.

  •  Bé trai nếu xem nhiều phim người lớn, chơi các trò chơi có yếu tố người lớn… sẽ gây ra các kích thích thần kinh có thể khiến trẻ dậy thì sớm.

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai

  •  Dương vật, tinh hoàn của trẻ phát triển về kích thước sớm hơn các bạn cùng lứa.

  •  Tóc, ria mép, lông nách và lông mu bắt đầu xuất hiện.

  • Tăng trưởng chiều cao rõ rệt và nhanh chóng.

 width= Trẻ dậy thì sớm thì giọng nói trở nên khàn, ồm ồm hơn
  •  Thay đổi giọng nói khàn, ồm ồm; các nét trên khuôn mặt có sự thay đổi theo hướng trưởng thành hơn.

  • Xuất hiện mụn trứng ở 2 khu vực là gò má và trán.

Tác hại của dậy thì sớm ở bé trai

Bất kể sự thay đổi bất thường nào trong cơ thể trẻ so với chuẩn thông thường đều không tốt và dậy thì sớm bé trai cũng vậy. Bé trai dậy thì sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cả về thể chất, tinh thần và cả tương lai của trẻ, cụ thể:

  • Thời gian phát triển chiều cao ngắn: So với bạn bè cùng tuổi, bé trai dậy thì sớm sẽ có chiều cao tăng vọt nhưng chỉ trong thời gian ngắn sau đó sẽ chững lại và dừng hẳn. Nguyên nhân do đầu xương trẻ đóng sớm, thời gian phát triển chiều cao ngắn. Đặc biệt, dậy thì sớm còn ảnh hưởng đến các yếu tố tăng trưởng chiều cao như việc sản xuất hormone tăng trưởng, sự hấp thụ canxi của cơ thể…

Dậy thì sớm khiến trẻ mặc cảm, thiếu tự tin, lo lắng do cơ thể mình quá khác biệt với bạn bè Dậy thì sớm khiến trẻ mặc cảm, thiếu tự tin, lo lắng do cơ thể mình quá khác biệt với bạn bè
  • Tâm sinh lý bị ảnh hưởng: Dậy thì sớm khiến trẻ mặc cảm, thiếu tự tin, lo lắng – hoang mang do thấy cơ thể mình quá khác biệt với bạn bè. Thậm chí trẻ có thể bị bạn bè trêu chọc, từ đó hình thành tâm lý thu mình, không muốn tiếp xúc với ai. Điều này rất dễ khiến trẻ bị trầm cảm

    , có các hành động làm tổn hại bản thân.
  •  Việc dậy thì sớm còn khiến trẻ chưa biết cách vệ sinh, chăm sóc cơ thể, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản. Bên cạnh đó, trẻ còn phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục do chưa nhận thức được sự thay đổi của mình, dễ bị người xấu lôi kéo. Một số nghiên cứu còn chỉ ra, dậy thì sớm ở bé trai còn dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính như huyết áp, đột quỵ, tim mạch, ung thư…

Chẩn đoán dậy thì sớm ở bé trai

Để chẩn đoán dậy thì sớm ở bé trai, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử của các thành viên trong gia đình, thăm khám lâm sàng và tùy mức độ bệnh trẻ sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm, kiểm tra tuyến giáp, xét nghiệm máu đo nồng độ hormone testosteron, chụp X – quang xác định tuổi xương…

Các biện pháp điều trị dậy thì sớm ở bé trai

Tùy theo tình trạng, nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé trai mà các bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị phù hợp. Cụ thể:

  •  Nguyên nhân dậy thì sớm trung ương: Các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc có chức năng tương tự GnRH nhằm ngăn chặn các hormone tuyến yên kích thích dậy thì sớm; hoặc thuốc progestin, tuy nhiên loại này kém hiệu quả hơn nhóm thuốc tương tự GnRH…

  • Nguyên nhân dậy thì sớm ngoại biên: Việc điều trị dậy thì sớm ở bé trai do phụ thuộc vào từng trẻ và mức độ dậy thì. Bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ khối u ở tinh hoàn.

Bố mẹ nên làm gì khi phát hiện con trai dậy thì sớm?

Bé trai dậy thì sớm sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng đến việc học hành, sự phát triển chiều cao và sức khỏe trong tương lai. Do đó, khi phát hiện trẻ dậy thì sớm bố mẹ cần quan tâm, chia sẻ, giải thích cho trẻ hiểu vấn đề thay vì hốt hoảng, trách mắng. Đồng thời, cũng cần theo dõi sát sao sinh hoạt hằng ngày của con để kịp thời điều chỉnh các bất thường, nếu có.

Cha mẹ cần quan tâm, chia sẻ và động viên con khi phát hiện trẻ dậy thì sớm, để trẻ không tự ti về những thay đổi của bản thân Cha mẹ cần quan tâm, chia sẻ và động viên con khi phát hiện trẻ dậy thì sớm, để trẻ không tự ti về những thay đổi của bản thân

Ngoài ra, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giúp trẻ có cơ hội phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa.

Phòng ngừa dậy thì sớm ở bé trai

  • Để phòng ngừa dậy thì sớm ở bé trai, cha mẹ cần chú trọng xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập khoa học để trẻ phát triển toàn diện thể chất và tinh. Ở giai đoạn dậy thì, trẻ cần cung cấp khoảng 2.000 – 2.400 calo, chế độ ăn hàng ngày đảm bảo đủ 4 nhóm chất:

+ Chất đạm trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, tôm, các loại đậu… ưu tiên đạm động vật.

+ Chất bột đường như gạo, ngũ cốc, khoai củ, bột mì… ưu tiên các loại bột đường thô chứa nhiều chất xơ.

+ Chất béo gồm dầu thực vật và mỡ động vật.

+ Vitamin và khoáng chất, đặc biệt sắt, canxi, vitamin A, C, D…

Trẻ cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, khoảng 1,5 – 2 lít/ngày.

Không nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chất bảo quản, chất tạo màu, thực phẩm nhiều đường, hạn chế cho trẻ ăn các loại rau củ quả trái mùa, biến đổi gen…

Không nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn để tránh nguy cơ dậy thì sớm Không nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn để tránh nguy cơ dậy thì sớm
  •  Tham khảo ý kiến chuyên môn bác sĩ khi cho trẻ sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc tăng chiều cao, các thực phẩm chức năng.

  • Để phòng ngừa dậy thì sớm ở bé trai, bố mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để tránh thừa cân, béo phì; kiểm tra các nội dung sách/ phim ảnh con xem để ngăn chặn kịp thời nếu trẻ xem phim/đọc sách không phù hợp với lứa tuổi; khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao để tăng cường chiều cao, nâng cao hệ miễn dịch…

Trên là những thông tin về dậy thì sớm ở bé trai giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan để có biện pháp can thiệp kịp thời giúp trẻ phát triển tốt nhất, phòng tránh các ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe sinh sản.

Hiểu được tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, các chuyên gia y tế của Bệnh viện Hồng Ngọc đã nghiên cứu và thiết kế gói khám phát hiện dậy thì sớm ở trẻ em. Gói khám với 14 danh mục, bao gồm cả khám sức khỏe tổng quát, siêu âm, xét nghiệm liên quan đến cơ quan sinh sản, giúp tầm soát dậy thì sớm ở trẻ một cách chính xác nhất. 

Liên hệ trực tiếp để được tư vấn và đặt lịch khám:

Hotline: 093 223 2016 – 091 190 8856

Tell:(84-4) 3927 5568 ext *2273/ *2237/ *2218 (Trong giờ hành chính)

(Liên hệ ngoài giờ, vui lòng nhắn tin, bệnh viện sẽ gọi điện thoại lại tư vấn trực tiếp)

Email:khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác TẠI ĐÂY

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay