Dậy thì muộn ở trẻ là gì? làm sao để khắc phục?

Dậy thì muộn ở trẻ là gì? làm sao để khắc phục?

06-02-2021

Bên cạnh dậy thì sớm, dậy thì muộn ở trẻ cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh cần quan tâm vì tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý về nhiễm sắc thể giới tính, sự phát triển không bình thường của các tuyến trong cơ thể.

Dậy thì muộn là gì?

Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể phát triển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành. Những thay đổi này bắt đầu ở độ tuổi 8-14 đối với trẻ gái, 9-15 tuổi đối với trẻ trai.

Các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở bé gái gồm: ngực phát triển; mọc lông mu, có kinh nguyệt, cơ thể xuất hiện đường cong, hông nở... Bé trai bắt đầu mọc lông mu và lông mặt; tinh hoàn, dương vật phát triển; hình dạng cơ thể thay đổi; vai mở rộng, có cơ bắp... Những thay đổi này là do cơ thể tiết ra nhiều hơn hormone testosterone ở bé trai và estrogen ở bé gái.

Trong khi đó, dậy thì muộn ở trẻ nam là khi dương vật, tinh hoàn không phát triển ở tuổi 14; tầm vóc thấp so với bạn đồng trang lứa. Ở bé gái dậy thì muộn khi ngực không phát triển ở tuổi 14; không bắt đầu hành kinh trong vòng 5 năm kể từ khi ngực bắt đầu phát triển.

Nguyên nhân dậy thì muộn ở trẻ

Nguyên nhân dậy thì muộn ở trẻ gái

  •  Do di truyền: Trẻ gái dậy thì muộn có thể do di truyền từ bố mẹ

  •  Bệnh lý ảnh hưởng tới buồng trứng: Các rối loạn hoạt động của trục nội tiết dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng như: thiếu hormone tăng trưởng, thiếu hormone tuyến yên FSH, LH; bệnh lý suy buồng trứng

    sớm như bất thường bộ nhiễm sắc thể XO (hội chứng Turner - bé gái khi sinh ra bị mất hoặc bị bất thường một trong hai nhiễm sắc thể X) … Đây là những nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm, không hoạt động của buồng trứng gây

    dậy thì muộn ở trẻ gái

    .

 width= Bệnh lý suy buồng trứng sớm là một trong những nguyên nhân gây dậy thì muộn ở bé gái
  •  Khối lượng mỡ của cơ thể giảm: Những bé gái phải hoạt động nhiều như vận động viên thể thao, diễn viên múa ba lê; trẻ mắc chứng biếng ăn, bệnh lý mạn tính khiến chất béo, khối lượng mỡ trong cơ thể giảm cũng có thể dậy thì muộn.

  •  Do thể trạng: Do thể chất, một số bé gái sẽ dậy thì muộn hơn so với các bạn cùng tuổi.

Nguyên nhân dậy thì muộn ở trẻ trai

  •  Do di truyền: Có tới 70% bé trai được chẩn đoán dậy thì muộn là do di truyền từ bố mẹ.

  •  Do thiếu hụt nội tiết: Do thiếu hụt hormone từ khi trẻ sinh ra khiến dương vật bất thường. Ví dụ thiếu hormone IGD giúp điều hòa tuyến sinh dục gây thiếu LH và FSH.

  •  Bất thường tinh hoàn: Sự bất thường ở tinh hoàn, tiền sử đã từng phẫu thuật ở tinh hoàn, điều trị ung thư, đều có thể là nguyên nhân gây dậy thì muộn ở bé trai.

  •  Mắc bệnh mạn tính: Những bé trai mắc bệnh mạn tính như viêm đại tràng, thiếu máu hồng cầu liềm hoặc xơ nang thường dễ bị dậy thì muộn.

  •  Hội chứng Klinefelter: Một số bé trai khi sinh ra sẽ mang bộ nhiễm sắc thể XXY thay vì XY như thông thường. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển về sinh dục, sức khỏe và học tập của trẻ;

Dấu hiệu dậy thì muộn ở trẻ

Bé trai dậy thì muộn có biểu hiện gì?

Một bé trai được cho là dậy thì muộn nếu sau 14 tuổi trẻ không hề có bất cứ dấu hiệu thay đổi nào trên cơ thể, gồm:

  •  Tinh hoàn và dương vật không phát triển

  •  Không mọc lông mu

  •  Chiều cao không tăng tăng vọt trong vòng 1 năm kể từ khi các dấu hiệu đầu tiên của dậy thì xuất hiện.

Dậy thì muộn ở trẻ là gì? Làm sao để khắc phục? Không phát triển tinh hoàn và dương vật sau tuổi 14 được coi là dấu hiệu dậy thì muộn ở trẻ nam

Bé gái dậy thì muộn có biểu hiện gì?

Nếu sau 14 tuổi mà bé gái không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu phát triển sinh như:

  •  Chưa có kinh nguyệt;

  • Nhũ hoa không đau, chưa phát triển về kích thước.

Chẩn đoán dậy thì muộn ở trẻ

Bác sĩ sẽ đánh giá tổng quan tiền sử gia đình, quá trình sinh nở và phát triển của trẻ, kết hợp với thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

- Tiền sử của gia đình, bố mẹ, trẻ. Bác sĩ cần tìm hiểu các bệnh lý di truyền trong gia đình, quá trình sinh nở của trẻ (suy dinh dưỡng bào thai, sinh non); quá trình phát triển của trẻ, chế độ ăn uống, bệnh lý mắc phải…

- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ cần khám sức khỏe tổng quát, khám cơ quan sinh dục, các dấu hiệu dậy thì: ngực, hệ thống lông… của trẻ.

- Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán dậy thì sớm ở trẻ:

+ Xét nghiệm máu: Nhằm đánh giá các horome tăng trưởng, hormone các tuyến như tuyến yên, tuyến giáp.

 width= Làm nhiễm sắc thể đồ là một trong những phương pháp chẩn đoán dậy thì muộn

+ Nhiễm sắc thể đồ: Loại trừ các rối loạn về di truyền

+ Chụp X-quang: Đánh giá tuổi xương cho trẻ

+ Siêu âm kiểm tra tử cung - buồng trứng với trẻ gái, hệ thống sinh dục nam của trẻ trai.

+ Cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra tuyến yên nếu nghi ngờ.

Các biến chứng nguy hiểm của dậy thì muộn ở trẻ

Đối với trẻ gái

Dậy thì muộn có thể ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ mức độ khác nhau. Có trẻ sẽ rơi vào trạng thái lo lắng, tự ti khi thấy mình không giống các bạn. Nhiều trẻ lại tự tìm hiểu và lo lắng về khả năng sinh sản của bản thân sau này. Khi đó cha mẹ cần là người động viên con, tâm sự và chia sẻ để trẻ hiểu mà không mặc cảm.

 width= Cha mẹ cần là người động viên con, tâm sự và chia sẻ để trẻ hiểu mà không mặc cảm khi đối mặt với dậy thì muộn

Đối với trẻ trai

Dậy thì muộn ở bé trai liên quan tới sự phát triển cơ quan sinh dục như dương vật, tinh hoàn và có thể ảnh hưởng tới khả năng tình dục, sinh sản của trẻ sau này.

Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi và phát hiện trẻ dậy thì muộn kịp thời để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ sớm.

Các phương pháp điều trị dậy thì muộn

Ở bé gái

  •  Nếu liên quan đến thể chất: Có thể bổ sung cho trẻ 4 - 6 tháng hormone estrogen để thúc đẩy quá trình dậy thì diễn ra sớm hơn.

  •  Nếu do lượng mỡ cơ thể giảm: Cần bổ sung dinh dưỡng để trẻ tăng cân phù hợp lứa tuổi.

  •  Do suy buồng trứng sớm hoặc thiếu hụt hormone: Bổ sung estrogen liều thấp và định kỳ 6 tháng sẽ tăng liều. Sau 12 - 18 tháng, bác sĩ sẽ bổ sung tiếp hormone progestin và sau vài tháng sẽ dừng progestin 1 - 2 ngày. Bác sĩ cần trao đổi với cha mẹ về khả năng sinh sản của trẻ sau này.

Ở bé trai

- Dùng thuốc tiêm trong vài tháng để kích thích chiều cao và sự phát triển cơ quan sinh dục

- Với trẻ mắc chứng thiếu hụt hormone IGD hoặc dương vật bị tổn thương: Bổ sung testosterone là lựa chọn đầu tiên. Liều sử dụng sẽ tăng theo thời gian và sẽ tiếp tục bổ sung khi trẻ đã trưởng thành.

Trị liệu tâm lý

Dậy thì là một cột mốc trưởng thành quan trọng với trẻ nên nhiều trẻ dậy thì muộn sẽ mặc cảm, tự ti với bạn bè. Cha mẹ cần quan tâm chia sẻ, tránh làm trẻ hoang mang lo sợ và đồng hành với trẻ nếu cần điều trị.

Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ ở trên các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức hữu ích về dậy thì muộn ở trẻ để đồng hành cùng con trên từng mốc phát triển thể chất và tinh thần.

Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cung cấp đã dạng và toàn diện các dịch vụ khám nhi khoa, trong đó có khám dậy thì muộn/dậy thì sớm. Khoa luôn mang lại sự hài lòng cho mỗi khách hàng với những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ như:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Nhi Trung ương, Bạch Mai, 108 ... Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản về chuyên môn, am hiểu tâm lý trẻ.

  • Dịch vụ toàn diện: Hồng Ngọc cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh có sự phối hợp liên chuyên khoa gồm Nhi – sơ sinh - tiêm chủng vaccine để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành.

  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Bệnh viện có khu vui chơi cho các bé, giúp trẻ vui chơi thoải mái, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác TẠI ĐÂY

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay