Hotline: 024 7300 8866

Cấp Cứu Ngoài BV: 1900 636 555

  |  

Đặt ống thông khí màng nhĩ có nguy hiểm không?

Thủ thuật đặt ống thông khí màng nhĩ được áp dụng rất phổ biến để điều trị viêm tai giữa cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy những đối tượng nào cần chỉ định đặt ống thông khí màng nhĩ và phẫu thuật này có nguy hiểm không?

Đặt ống thông khí màng nhĩ là gì?

Phương pháp đặt ống thông khí màng nhĩ là một thủ thuật đưa một ống nhựa nhỏ vào cố định ở màng nhĩ nhằm tạo sự lưu thông khí giữa tai ngoài với tai giữa, đồng thời giải phóng các chất dịch ứ đọng sau màng nhĩ.

Khi màng nhĩ bị tắc nghẽn hoặc bị viêm nhiễm có thể dẫn đến các vấn đề như áp suất tai tăng cao, đau tai và thậm chí là suy giảm thính lực. Phương pháp đặt ống thông khí màng nhĩ đem lại các lợi ích như:

  • Tạo đường thoát dịch cho tai, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do các chất dịch bị đọng lại sau màng nhĩ
  • Khôi phục lại hệ thống lưu thông không khí, giúp cân bằng áp suất giữa tai giữa và ống tai ngoài, làm giảm cảm giác ù tai, đau tai,…
  • Cải thiện thính giác, bệnh nhân nghe lại rõ ràng
  • Thời gian thực hiện nhanh chỉ từ 30 phút đến 1 tiếng, không cần lưu viện
Đặt ống thông khí màng nhĩ là gì?

Mô tả kỹ thuật đặt ống thông khí màng nhĩ

Các trường hợp cần đăt ống thông khí màng nhĩ?

Phương pháp đặt ống thông khí màng nhĩ thường được xem xét trong các trường hợp rối loạn chức năng vòi nhĩ, cụ thể như:

  • Tăng áp suất tai: Khi sự không cân bằng áp suất giữa trong và ngoài tai dẫn đến rối loạn nghe, đau tai
  • Viêm nhiễm tai giữa thanh dịch tái phát: Tình trạng viêm nhiễm tái phát kéo dài trên 3 tháng, không đáp ứng phác đồ điều trị nội khoa dẫn đến ứ đọng các chất dịch nhầy trong tai
  • Viêm tai giữa thanh dịch do VA phì đại gây tắc vòi nhĩ
  • Viêm tai giữa thanh dịch với điếc dẫn truyền làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và học tập của trẻ
Đặt ống thông khí màng nhĩ phù hợp điều trị cho bệnh nhân viêm tai giữa thanh dịch kéo dài

Đặt ống thông khí màng nhĩ phù hợp điều trị cho bệnh nhân viêm tai giữa thanh dịch kéo dài

Để biết chính xác tình trạng sức khỏe tai của mình hoặc người thân, bạn nên đến các cơ sở ý tế uy tín để kiểm tra và tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ Tai Mũi Họng. Liên hệ đặt lịch khám cùng chuyên gia Tai Mũi Họng qua hotline 091.2002.131 – 0949.646.556 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY.

Đặt ống thông khí màng nhĩ có nguy hiểm không?

Đặt ống thông khí màng nhĩ là một trong những biện pháp tối ưu nhất, nhẹ nhàng nhất để điều trị viêm tai giữa ứ dịch, rối loạn chức năng vòi nhĩ và giúp cải thiện chức năng nghe – nói ở bệnh nhân mắc bệnh lý về tai.

Quá trình thực hiện thủ thuật này có thể xảy ra một số tai biến như: tụt ống thông khí màng nhĩ vào trong hòm tai, trật khớp xương non hoặc điếc tiếp nhận do đường rạch trật khỏi vị trí. Tuy nhiên, những sự cố này có thể được kiểm soát tốt bởi các chuyên gia Tai Mũi Họng giỏi tại các cơ sở y tế hiện đại.

Bé T hoàn toàn khỏe mạnh sau phẫu thuật đặt ống thông khí tại bệnh viện Hồng Ngọc

Bé NAT hoàn toàn khỏe mạnh sau phẫu thuật đặt ống thông khí tại bệnh viện Hồng Ngọc

Quy trình đặt ống thông khí màng nhĩ

Hiện nay có 2 cách để thực hiện đặt ống thông khí màng nhĩ là thực hiện theo phương pháp truyền thống và nội soi. Về cơ bản, phẫu thuật sẽ được thực hiện theo quy trình dưới đây:

Bước 1: Gây mê và chuẩn bị

Bệnh nhân được gây mê hoàn toàn (nếu là trẻ em) hoặc gây tê cục bộ đối với người lớn.

Bước 2: Khử trùng tai

Quá trình đặt ống thông khí màng nhĩ bắt đầu bằng việc khử trùng cẩn thận cả ống tai và màng nhĩ. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và đảm bảo quá trình diễn ra trong điều kiện sạch sẽ và an toàn.

Trường hợp thực hiện bằng phương pháp nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi vào ống tai và điều chỉnh hướng của ống nội soi sao cho dễ dàng thao tác bước tiếp theo.

Bước 3: Chích rạch màng nhĩ

Ở phía góc dưới của màng nhĩ, bác sĩ tiến hành rạch một đường dài từ 1,5 mm đến 2 mm tùy thuộc vào kích cỡ của ống thông khí. 

Bước 4: Hút sạch trong hòm tai

Bằng cách sử dụng công cụ hút lực nhẹ, chất thải và tiết nhầy trong hòm tai được loại bỏ. Quy trình này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt ống thông khí và đảm bảo hiệu quả cao.

Bước 5: Đặt ống thông khí và tente chứa thuốc sát khuẩn

Thông qua lỗ chích rạch, bác sĩ đặt một ống thông khí nhỏ để giúp cân bằng áp suất trong tai. Sau đó, một tente được tẩm thuốc sát khuẩn sẽ được đặt vào ống tai để đảm bảo vùng này luôn trong tình trạng sạch và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Quy trình đặt ống thông khí màng nhĩ

Quy trình đặt ống thông khí màng nhĩ

Lưu ý sau khi đặt ống thông khí màng nhĩ

Đặt ống thông khí màng nhĩ là một thủ thuật tương đối đơn giản và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn cần lưu ý một số điều sau khi thực hiện phẫu thuật:

  • Duy trì vệ sinh: Bệnh nhân cần giữ vùng quanh ống thông khí sạch sẽ và khô ráo. Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh nhẹ nhàng để ngăn ngừa nhiễm trùng và tác động không mong muốn.
  • Hạn chế để nước vào tai: Khi ống thông khí còn ở trong tai, việc để nước vào tai khi tắm hoặc khi đi bơi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, làm tổn thương đến tai giữa
  • Theo dõi tình trạng tai: Thông thường ống thông này sẽ tự rơi ra ngoài sau 6 – 18 tháng. Nếu sau thời gian này ống vẫn chưa rơi ra, hãy đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để lấy ông ra ngoài. Sau đó, cần tiếp tục theo dõi để kịp thời phát hiện nếu tai tiếp tục đọng dịch hoặc viêm tai giữa tái phát trở lại.

Thông tin liên hệ:

KHOA TAI MŨI HỌNG – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC

– Địa chỉ:

Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

– Hotline: 091.2002.131 – 0949.646.556

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Cùng nâng cao kiến thức về bệnh lý tai mũi họng tại fanpage Khoa Tai Mũi Họng và PT Đầu cổ – BV Hồng Ngọc

Bài viết liên quan