Hotline: 024 7300 8866

Cấp Cứu Ngoài BV: 1900 636 555

  |  

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi:

Bác sĩ tư vấn cho em về dùng mỹ phẩm, hoá phẩm ( nước rửa mặt, sữa tắm,dầu gội đầu, bột giặt,.. ) và trang điểm trong  thời gian mang bầu với ạ? Cách đây 1 tháng em có đi xăm môi, tiến hành bước đầu là khử thâm (và chưa biết có bầu), khi siêu âm là 5 tuần e biết có bầu nên dừng xăm, vậy việc xăm môi có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? (Nguyễn Thị Hồng Tươi – Tuần thai: 7)

Trả lời:

Khi mang thai sử dụng các sản phẩm hữu cơ tự nhiên để chăm sóc da trong thai kỳ là cách tốt nhất và duy nhất để tránh những hiểm họa tiềm ẩn từ hóa mỹ phẩm và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Ngoài 2 thành phần nguy hiểm nếu sử dụng khi đang mang thai là retinoid và axit salicylic, còn rất nhiều thành phần khác có thể âm thầm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Ngay cả các sản phẩm chăm sóc da an toàn nhất cũng có thể gây một vài phản ứng nhẹ. Vì vậy, nên tạm dừng sử dụng các loại hóa mỹ phẩm thông thường và chuyển sang dùng các mỹ phẩm hữu cơ đã được kiểm định và chứng nhận chất lượng.

Lưu ý sử dụng mỹ phẩm khi mang thai

Để an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, người mẹ nên lưu ý những điều sau đây khi lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm cũng như chăm sóc da:

– Sử dụng mỹ phẩm trang điểm không gây mụn và tắc lỗ chân lông.

– Sử dụng sữa tắm và sữa rửa mặt tẩy rửa nhẹ hàng ngày.

– Đàm bảo làn da luôn đủ độ ẩm, tránh tắm nước quá nóng.

– Nếu da vùng bụng bị khô và ngứa hãy massage bằng dầu dừa.

– Sử dụng thuốc mỡ (được bác sĩ chỉ định) và kem dưỡng ẩm đặc biệt cho núm vú thay vì các sản phẩm dưỡng ẩm thông thường.

– Nếu bạn trang điểm hãy sử dụng kem nền chứa hydrat và dưỡng ẩm nhẹ.

– Luôn ngủ đủ giấc mỗi ngày.

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng mỹ phẩm để đảm bảo an toàn.

Phun môi khi mang thai:

Vì sao không nên phun xăm môi khi đang mang thai?

– Cơ địa của phụ nữ khi mang thai thường nhạy cảm và có sự thay đổi lớn so với bình thường. Đặc biệt đó là sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể khi tiếp xúc với chất phun môi ít nhiều sẽ có phản ứng không tốt cho cơ thể.

– Theo nhiều nghiên cứu thì ít nhiều phun môi sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa cũng như sự phát triển của nhau thai sơ sinh, với những cơ sở uy tín thì sự an toàn, đảm bảo trong màu mực là có, nhưng để bé có thể phát triển khỏe mạnh với não bộ thông minh thì mẹ bầu không nên làm môi nhé.

– Một vấn đề nữa là sau khi phun môi sẽ buộc phải ăn kiêng trong vòng một tuần, phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều chất cho bé phát triển do đó việc kiêng ăn, nhịn ăn là bất hợp lý. Ăn uống đầy đủ để bé có thể khỏe mạnh và ra đời tốt nhất nhé. 

Trường hợp của em chỉ mới bắt đầu của quá trình phun xăm môi và em đã dừng lại nên bác sĩ thấy rằng cũng ít có khả năng ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy em yên tâm dưỡng thai và khám thai định kỳ.

Câu hỏi:

Em đang mang bầu lần 3, lần 2 em sinh bé vào tháng 5/2016 có tiêm một mũi uốn ván. Vậy bé này e cần tiêm mấy mũi và khi nào tiêm ạ? (Đỗ Thị Thắm – Tuần thai: 25)

Trả lời:

 Chào Thắm! Với những thông tin em đã chia sẻ thì mang thai lần này em cần tiêm phòng 1 mũi uốn ván.

Câu hỏi:

Hiện em đang dùng vitamin bầu Prenatal Multi +DHA của hãng Nature Made trong đó có hàm lượng axit folic 800mg. Tuy nhiên khi đi khám thai thì được bác sĩ kê cho thuốc chống dị tật thai nhi cũng có hàm lượng axit folic 800mg thì em có thể dùng song song cả hai loại không ạ? (Đinh Thị Phương Ngọc – Tuần thai: 6)

Trả lời:

Hàm lượng acid folic mỗi ngày cần thiết cho thai kỳ được khuyến cáo là: 400 – 600mcg. Vì vậy em chỉ cần uống 1 trong 2 loại thuốc trên là đủ cung cấp acid folic mỗi ngày rồi, không nên uống cả hai loại một lúc.

Câu hỏi:

Từ sau khi mang bầu em rất hay bị chảy máu cam mà trước đây em không bị hiện tượng này. Cho em hỏi hiện tượng này có phải là bệnh lý gì không và có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? (Phạm Thị Yến – Tuần thai: 15)

Trả lời:

Hiện tượng chảy máu cam là không bình thường kể cả khi có bầu hay không có bầu. Khi mang thai các mạch máu trong mũi thai phụ sẽ nở rộng, và việc cung cấp máu tăng sẽ gây áp lực lên những mao mạch mũi mỏng manh khiến chúng dễ vỡ. Tuy nhiên cũng có thể việc chảy máu cam đến từ một số nguyên nhân nguy hiểm trong thai kỳ như tăng huyết áp, rối loạn đông máu, dị dạng mạch máu mũi… Vì vậy, em nên khám thai và khám chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ khám và tư vấn chính xác trường hợp cụ thể của mình.

Câu hỏi:

Khoảng 1 tháng trở lại đây em ngủ không được ngon giấc, toàn ngủ ngày cày đêm ạ. Cho em hỏi như vậy em bé có bị ảnh hưởng gì không ạ. Đêm em ngủ ko đc còn ngày ngủ ngon lành ạ. Em cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Thị Tú Anh – Tuần thai: 32)

Trả lời:

Trường hợp của em đang bị rối loạn đồng hồ sinh học. nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ khiến em cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Em nên tự điều chỉnh lại giấc ngủ của mình cho hợp lý: ngủ ngày ít lại, để đêm có thể ngủ được dài và ngon giấc hơn.

Câu hỏi:

Tuần thứ 8 em đi siêu âm, kết quả siêu âm giống tuần thứ 6, lòng tử cung có hình ảnh túi thai, bờ đều, GS ~ 21mm. Chưa có tim thai. Từ tuần 4 đến tuần 6 em bị nghén nặng, từ tuần 6 đến nay em không còn nghén nữa. Thỉnh thoảng em bị ra khí hư hay máu nâu. Bác sĩ cho em hỏi kết quả như thế có nguy hiểm và ảnh hưởng như thế nào tới thai ạ? Em vẫn đang theo dõi thêm ạ. (Đỗ Thị Hinh – Tuần thai: 8 tuần)

Trả lời:

Trong trường hợp này khả năng cao là thai đã ngừng phát triển. Thông thường tuổi thai này đã phải có tim thai.

Em nên đến thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế để Bác sĩ có lời khuyên hợp lý

Câu hỏi:

Hiện tại em đang ở tuần thai 31 và bị trĩ ngoại. Em đi ngoài bình thường không bị táo nhưng vẫn bị lòi búi trĩ khá nhiều và đau mỗi lần đi ngoài. Hiện tại em có bôi cotripro và tích cực ăn nhiều rau xanh và hoa quả nhưng tình trạng không được cải thiện lắm, gần đây em thấy còn bị lòi nhiều hơn và không co lại nữa. Vậy bác sĩ cho em hỏi em có nên cắt búi trĩ trước khi sinh hay để sau sinh mới làm ạ? (Lê Trang – Tuần thai: 31 tuần)

Trả lời:

Đối với thai phụ mắc trĩ, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc và đặt hậu môn là chính, không dùng các biện pháp phẫu thuật can thiệp.

Nếu bị trĩ nặng khi mang thai nhất là trường hợp sưng quá to, gây đau nhiều và khiến thai phụ không thể đại tiện được thì mới cần phẫu thuật cấp hoặc trĩ có biến chứng

Trong trường hợp của mình vẫn nên cố gắng cải thiện băng ăn nhiều rau, chất xơ, uống nhiều nước, năng vận động đi lại nhẹ nhàng, hạn chế ngồi nhiều, dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ.

Câu hỏi:

Hiện tại em đang dùng lọ vitamin Fluke Plus (phòng khám tư vấn dùng từ lúc mới bầu). Em mới đi siêu âm lại, được khuyên dùng thêm Sắt và Canxi (Suveal Fe + Canxi Cravat). Bác sĩ cho em hỏi, vậy giờ em phải dùng cả 3 loại thuốc này cùng 1 lúc ạ? (Đỗ Tú Uyên – Tuần thai :21)

Trả lời:

Fluke plus là dạng vitamin tổng hợp dùng trước ăn sáng, mỗi ngày 1 viên

Viên bổ sung canxi dùng chung vào buổi sáng

Viên bổ sung sắt dùng vào buổi trưa ( cách thời gian dùng viên bổ sung canxi ít nhất 2h )

Thai 21 tuần trở lên nên bổ sung thêm canxi và sắt thêm vì thành phần trong viên vitamin tổng hợp khá  ít, chưa đủ cho tuần thai này.

Câu hỏi:

Trước khi có bầu e chưa tiêm phòng cúm vậy bây giờ e tiêm có được không ạ. Và khi mang thai có thể tiêm được những mũi tiêm vaccine nào ạ? (Phùng Thị Lan – Tuần thai :20)

Trả lời:

Trong giai đoạn mang thai, hệ thống miễn dịch thường xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau. Đây là sinh lý bình thường của cơ thể nhưng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng do cúm. Cúm làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và trẻ nhẹ cân. Do đó tiêm phòng cúm là 1 việc cần thiết. Bà bầu và thai nhi nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm.

Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Tiêm phòng vắc xin khi mang thai là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và trong hành trình 9 tháng thai kỳ. Các chuyên gia tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng khuyến nghị nên tiêm vắc xin cúm cho các bà mẹ mang thai. Tiêm phòng cúm khi mang thai là an toàn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả các phụ nữ mang thai trong mùa cúm nên tiêm phòng cúm, bất kể trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ.

Trường hợp của em có thể tiêm phòng cúm và tiêm phòng uốn ván, tùy vào việc mang thai lần mấy và tiền sử tiêm phòng uốn ván mà bác sĩ sẽ tư vấn cho em nên tiêm phòng mấy mũi uốn ván và thời gian tiêm. Em có thể đến một trong các cơ sở phòng tiêm chủng Bệnh viện Hồng Ngọc để được tư vấn và tiêm chủng theo đúng lịch. Chúc em có một thai kỳ khỏe mạnh.

Câu hỏi:

Em thai IVF có bầu được 8 tuần thì bị sảy thai, vậy bác sĩ cho em hỏi sau khi sảy em có phải kiêng khem gì không và sau bao lâu thì em có thể tiếp tục làm lại IVF ạ? (Nguyễn Thị Lan Anh – Tuần thai : 8 tuần)

Trả lời:

Sảy thai ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ do đó sau khi sảy thai em nên:

– Kiêng lạnh: kiêng tắm nước lạnh, uống nước lạnh và ăn đồ lạnh

– Kiêng vận động mạnh, chỉ nên vận động nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết, giúp cơ thể thoải mái.

– Kiêng quan hệ tình dục: thường kiêng quan hệ ít nhất sau khi sạch huyết và dịch.

Đối với việc làm lại IVF nên ít nhất sau 3 tháng sảy thai mới nên làm lại IVF, và em nên thăm khám lại bác sĩ và thực hiện một số xét nghiệm để được tư vấn rõ hơn.