093 223 2016

091 190 8856

Đội ngũ bác sĩ

Về trang chủ

Toàn tập về Covid-19

Giới thiệu

Dịch vụ y tế

http://thenounproject.comThe Noun ProjectIcon TemplateRemindersStrokesTry to keep strokes at 4pxMinimum stroke weight is 2pxFor thicker strokes use even numbers: 6px, 8px etc.Remember to expand strokes before saving as an SVG SizeCannot be wider or taller than 100px (artboard size)Scale your icon to fill as much of the artboard as possibleUngroupIf your design has more than one shape, make sure to ungroupSave asSave as .SVG and make sure “Use Artboards” is checked100px.SVG

Mục lục bài

http://thenounproject.comThe Noun ProjectIcon TemplateRemindersStrokesTry to keep strokes at 4pxMinimum stroke weight is 2pxFor thicker strokes use even numbers: 6px, 8px etc.Remember to expand strokes before saving as an SVG SizeCannot be wider or taller than 100px (artboard size)Scale your icon to fill as much of the artboard as possibleUngroupIf your design has more than one shape, make sure to ungroupSave asSave as .SVG and make sure “Use Artboards” is checked100px.SVG

Menu

ic_covid

TÌM HIỂU VỀ CÁC BIẾN THỂ CỦA VIRUS SARS-COV-2

Virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến và tạo ra những biến thể mới nguy hiểm.

Tính đến thời điểm hiện tại (T07/2021), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố 4 biến thể của virus SARS-CoV-2 và xếp vào nhóm đáng lo ngại gồm: Alpha, Beta. Gamma và Delta được phát hiện lần lượt tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ.

Nguy hiểm nhất là biến thể Delta, nguồn lây nhiễm chủ đạo trên toàn thế giới.

  • Series toàn tập về Covid-19 (Sars Cov 2)

1. Cấu trúc của virus SARS-CoV-2 

Virus SARS-CoV-2 cũng giống như các loại virus khác sẽ tiến hành xâm nhập sâu vào bên trong tế bào bệnh nhân, sử dụng bộ máy sinh sản của tế bào chủ để nhân số lượng virus lên gấp nhiều lần.

Khi lượng virus SARS-CoV-2 trong cơ thể đủ lớn sẽ phá vỡ hệ miễn dịch, làm cơ thể không đủ sức chống lại và nhiễm bệnh.

Virus SARS-CoV-2 có dạng hình cầu, đường kính xấp xỉ 125 nanomet. Cấu trúc của virus SARS-CoV-2 khá đơn giản, theo thứ tự từ trong ra ngoài như sau:

  • Lõi của virus SARS-CoV-2 là RNA đơn dạng xoắn, giúp virus tiến hành nhân bản nhanh hơn. RNA là bộ gene hay cấu trúc di truyền của acid nucleic.

  • Lớp vỏ đặc trưng của SARS-CoV-2 gồm lớp kép lipit và protein, có các gai glycoprotein hình dạng giống vương miện, thực hiện nhiệm vụ kháng nguyên, như chiếc “chìa khóa” mở cửa đi vào các thụ thể nằm trên màng tế bào chủ.

Virus SARS-CoV-2 có lõi RNA dạng xoắn của acid nucleic

2. Các biến thể của virus SARS-CoV-2

2.1. Phân loại biến thể của virus SARS-CoV-2

Thuật ngữ “biến thể” dùng để chỉ một loại virus khác biệt với các loại virus đồng loại một cách đáng kể. Sự khác biệt của virus biến thể có thể là tính dễ lây (khả năng truyền bệnh), độc lực (khả năng gây bệnh) hoặc sự nhạy cảm với thuốc điều trị (khả năng chịu đựng).

Khả năng xuất hiện biến thể sẽ cao hơn nếu quá trình lây nhiễm tăng nhanh, quá trình virus sao chép và nhân bản tăng theo và các đột biến gen của virus cũng có cơ hội xuất hiện nhiều hơn.

Đến thời điểm hiện tại, có khoảng hơn 28 nghìn đột biến trên gen của virus SARS-CoV-2 được phát hiện trên thế giới. Đa phần các đột biến đều không làm thay đổi đặc tính của virus nhưng vẫn có một số đột biến làm ảnh hưởng tới đặc tính sinh học như tăng khả năng lây nhiễm hay tăng khả năng xâm nhập của virus vào các tế bào biểu mô đường hô hấp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chia các biến thể của virus SARS-CoV-2 thành 2 nhóm: Biến thể đáng quan tâm (VOIs) và Biến thể đáng quan ngại (VOCs).

  • Biến thể đáng quan tâm (VOIs): biến thể thay đổi về kiểu hình hoặc có 1 gen với nhiều đột biến. VOIs mang khả năng làm thay đổi acid amin liên quan đến kiểu hình. Biến thể này có thể gây lây lan dịch trong cộng động hoặc có nhiều ca/ chùm ca bệnh xuất hiện cùng lúc, phát hiện ở nhiều quốc gia.

  • Biến thể đáng quan ngại (VOCs): biến thể có liên quan đến sự gia tăng đáng kể khả năng lây lan, làm thay đổi tình hình dịch tễ Covid – 19 theo chiều hướng xấu, tăng khả năng gây bệnh và làm nặng lên biểu hiện lâm sàng, giảm hiệu quả các biện pháp y tế công cộng (giảm hiệu quả của vaccine, xét nghiệm chẩn đoán, liệu pháp điều trị hiện hành).

2.2. Chi tiết về các biến thể đáng quan ngại (VOCs)

Các biến thể đáng quan ngại (VOCs) đang lây lan trên toàn cầu được WHO ghi nhận bao gồm có: 

  • Biến thể B.1.1.7: phát hiện ở Anh, đã ghi nhận ở 155 quốc gia
  • Biến thể B.1.351: phát hiện ở Nam Phi, đã ghi nhân ở 111 quốc gia
  • Biến thể P.1: ở Brazil, được ghi nhận ở 62 quốc gia
  • Biến thể B.1.617: xuất hiện ở Ấn Độ, đã ghi nhân ở 63 quốc gia

Theo cảnh báo từ WHO, theo thời gian các biến thể với lợi ích thích nghi sẽ dần dần thay thế các biến thể cũ.

Biến thể B.1.1.7 (tên khác: biến thể Alpha, biến thể 20B/501Y.V1)

Vào tháng 9/2020, biến thể B.1.1.7 xuất hiện lần đầu tiên tại Anh và hiện đang rất phổ biến ở Luân Đôn và vùng đông nam nước Anh. Tiếp đó, từ ngày 20/12/2020 một số quốc gia khác cũng ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể B.1.1.7, bao gồm Hoa Kỳ và Canada.

Biến thể B.1.1.7 có một đột biến ở vùng gắn thụ thể (RBD) của gai protein tại vị trí 501 (viết tắt là N501Y), nơi acid amin asparagine (N) đã được thay thế bằng tyrosine (Y).
Một số đột biến khác của biến thể B.1.1.7 bao gồm:

  • Đứt đoạn 69/70: một đứt đoạn kép xảy ra tự nhiên nhiều lần và có khả năng làm thay đổi hình dạng của protein gai.
  • P681H: có vị trí gần phân cắt S1/S2 furin – vị trí có sự biến đổi cao ở virus corona, xuất hiện một cách tự phát nhiều lần.
  • Mã dừng ORF8 (Q27stop): đột biến tại vị trsi ORF8, hiện chưa biết rõ chức năng.

Nghiên cứu cho thấy rằng biến thể B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm cao hơn tới 70% so với chủng cũ và liên quan đến việc tăng độ nặng, khả năng tử vong.

Ở biến thể B.1.1.7, chu kỳ lây ngắn hơn, thời gian khởi phát bệnh cũng nhanh. Chỉ tới ngày thứ 2 đã xuất hiện virus vùng hầu họng, từ đó khả năng nhân lên của virus, đào thải mầm bệnh và lây lan trong không khí rất cao.

Biến thể B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng cũ

Biến thể B.1.351 (tên khác: biến thể Belta, biến thể 20C/501Y.V2)

Vào đầu tháng 10/2020, biến thể B.1.351 được xác định lần đầu tiên ở vịnh Nelson Mandela, Nam Phi và một số ca bệnh bên ngoài Nam Phi. Cuối tháng 12/2020, biến thể này cũng được xác định ở Cộng hòa Zambia và trở thành biến thể chủ yếu ở đây.

Trong protein gai của B.1.351 mang nhiều đột biến xảy ra, bao gồm cả N501Y nhưng không đứt đoạn 69/70. Belta mang 3 đột biến (E484K, K417N và N501Y) tại các vùng quan trọng của gene (gene là nơi tạo ra protein gai mà virus dùng để gắn vào tế bào người), E484K làm giảm độ nhận biết của kháng thể người với virus.

Biến thể B.1.351 cũng được WHO báo cáo rằng có khả năng gia tăng sự lây nhiễm cao hơn 50% so với chủng cũ, hung hãn hơn, khả năng tiến hóa và thích nghi cao hơn.

Biến thể P.1 (tên khác: biến thể Gamma)

Dù đã từng tồn tại ở Brazil từ tháng 11/2020, nhưng đến tận tháng 01/2021, biến thể P.1 mới được phát hiện lần đầu bởi Viện các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản (NIID) trên nhóm 4 người ở Nhật Bản sau khi tới bang Amazonas, Brazil.

Biến thể P.1 có đến 17 đột biến amino acid độc nhất, 4 đột biến thay thế, trong đó có 3 đột biến đáng lo ngại gồm: K417T, E484K và N501Y.

Đáng chú ý là đột biến E484K vì đã từng được tìm thấy trên biến chủng B.1.351 ở Nam Phi và có khả năng gây tái nhiễm cho cả những người đã khỏi bệnh. Đồng thời, đột biến N501Y và K417T cũng trở thành tác nhân làm biến chúng P.1 lây lan mạnh hơn chủng virus khác.

Từ sau khi xuất hiện, biến thể P.1 trở thành chủng virus gây bệnh chủ yếu ở Brazil và là nỗi kinh hoàng cho các quốc gia khác trên thế giới. P.1 có khả năng lây nhiễm cao hơn gấp 2,5 lần, khả năng kháng kháng thể cũng cao hơn so với chủng virus SARS-CoV-2 gốc xuất hiện ban đầu

Biến thể B.1.617 (tên khác: biến thể Delta)

Vào tháng 12/2020, biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ mang khả năng siêu lây nhiễm đặc biệt nguy hiểm.

Biến thể B.1.617 còn được gọi là “đột biến kép” vì chứa 2 đột biến xuất hiện ở các chủng virus nguy hiểm khác như L452R (trong biến thể Mỹ) và E484Q (trong biến thể Nam Phi và Brazil). Ngoài ra, Delta còn có thêm 11 đột biến khác.

Theo WHO, biến thể B.1.617 dễ lây lan, khó truy vết nên đã lây lan ra 124 quốc gia và vùng lãnh thổ, người nhiễm biến thể B.1.617 mang tải lượng virus ở khoang mũi cao gấp 1000 lần so với các chủng virus corona trước đó.

So với biến thể Alpha (Anh), biến thể Delta (Ấn Độ) có khả năng lây nhiễm nhanh hơn từ 40% đến 60%, tỷ lệ nhập viện của bệnh nhân cũng cao hơn 85%, tăng khả năng tử vong của các bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, béo phì, tim mạch…

Các chuyên gia dịch tễ còn đang lo ngại rằng, trong khi biến thể Delta còn đang lan rộng chưa thể ngăn chặn thì biến thể mới Delta Plus – được coi như “hậu duệ” của biến thể Delta còn nguy hiểm hơn nhiều lần, dễ lây lan, liên kết mạnh với các thụ thể của tế bào phổi và mang khả năng chống lại liệu pháp kháng thể đơn dòng.

Biến thể P.1 trở thành nỗi kinh hoàng tại Brazil

3. Các biến thể vủa virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện tại Việt Nam

Kể từ khi được phát hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc), sau hơn 1 năm virus SARS-CoV-2 đã lây lan ra khắp thế giới, với số ca mắc kỷ lục và virus cũng liên tục biến đổi với tốc độ lây lan nhanh, hệ số lây nhiễm cao hơn, chu kỳ lây nhiễm ngắn hơn và còn có khả năng lây qua không khí.

Tính đến ngày 29/05/2021 đã ghi nhận có 5 biến thể gây bệnh Covid – 19 tại Việt Nam, gồm có:

Biến thể D614G từ Châu Âu gây dịch tại Đà Nẵng từ đầu năm 2020

Biến thể B.1.1.7 từ Anh gây dịch tại tại Hải Dương và Quảng Ninh vào khoảng tháng 2/2020, biến thể có khả năng lây lan 

Biến thể - Biến thể B.1.351 từ Nam Phi trên bệnh nhân người Nam Phi (BN 1422), nhập cảnh sân bay Nội Bài từ Nam Phi (19/12/2020)từ Châu Âu gây dịch tại Đà Nẵng từ đầu năm 2020

Biến thể A.23.1 từ Rwanda, châu Phi tại sân bay Tân Sơn Nhất, Hồ Chí Minh

Biến thể B.1.617 từ các chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh gây bệnh tại nhiều tỉnh thành

Biến thể B.1.222 được phát hiện từ mẫu bệnh phẩm của BN2701 là chuyên gia Ukraina.

Biến thể B.1.619 xuất hiện ở nhiều nước, được phát hiện từ mẫu bệnh phẩm của BN2902 là chuyên gia Ấn Độ.

Đột biến ở Việt Nam (đang được nghiên cứu): Phát hiện đột biến mấ Y144 trên Protein S của biến thể B.1.617.2 (Ấn Độ), giống biến thể trên biến thể B.1.1.7 (Anh).

Các chuyên gia nhận định, virus SARS-CoV-2 có đặc tính liên tục biến đổi khi chúng tạo ra các bản sao của mình sau khi lây nhiễm. Tại Việt Nam, các chuyên gia lo ngại nhất về 3 biến thể được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil vì có tốc độ lây lan nhanh và dễ dàng.

Đứng trước những diễn biến phức tại và khó lường do dịch bệnh gây ra, việc khẩn trương thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch Covid – 19 là trách nhiệm của mỗi người.

Hãy thực hiện nghiêm túc quy tắc 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế), đồng thời cần chủ động cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm dịch Covid – 19, khai báo y tế toàn dân giúp ngành Y tế rà soát, truy vết và khoanh vùng hiệu quả, chủ động tố giác người nhập cảnh trái phép, người đi từ vùng dịch chưa được cách ly theo quy định…Thực hiện tốt các biện pháp này thì virus SAR-CoV-2 sẽ không thể lây lan.

SERIES BÀI VIẾT VỀ COVID-19 [SARS-COV-2]

  • Tổng quan về Covid-19 và tin tức cập nhật mới
  • Phòng tránh và điều trị hiệu quả N.Covi
  • Kiến thức về xét nghiệm chính xác Sars-Cov-2
  • Đầy đủ về tiêm chủng và Vaccine phòng dịch Covid-19

Hệ thống kiến thức đầy đủ nhất về Corona Virus được biên soạn bởi đội ngũ của Hồng Ngọc

Đăng ký tư vấn & xét nghiệm covid

  • Xét nghiệm 24/7 kể cả T7 & CN.
  • Thuận tiện đi lại với 7 cơ sở tại Hà Nội.
  • An toàn với khu vực xét nghiệm rộng, đảm bảo giãn cách.
  • Form chứng nhận xét nghiệm bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, đúng chuẩn.

Đăng ký tư vấn

COPYRIGHT @2015 BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC. ALL RIGHTS RESERVED

Hotline

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

0911 908 856

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

55 Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội

024 3927 5568 ext 0

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
PHÚC TRƯỜNG MINH

Số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

024 7300 8866 ext 0

PHÒNG KHÁM HỒNG NGỌC NGUYỄN TUÂN

Tầng 1-NO2-TTTM TNL Plaza GoldSeason, 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

024 3927 5568 ext 9

PHÒNG KHÁM HỒNG NGỌC TỐ HỮU

Tầng 1 - HPC Landmark 105, Tố Hữu, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

024 3927 5568 ext 6

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC KEANGNAM

Khu B1 và Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng,Hà Nội

024 3927 5568 ext 6

PHÒNG KHÁM HỒNG NGỌC SAVICO

Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

024 3927 5568 ext 5

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC TÂY HỒ

Tầng 1, 2 & 3 - Kosmo Tây Hồ, 161 Xuân La, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

024 3927 5568 ext 3

Đăng ký tư vấn & xét nghiệm Covid

Mọi thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật
Hotline: 024 3927 5568

Nhận tư vấn ngay

  • Xét nghiệm 24/7 kể cả T7 & CN.
  • Thuận tiện đi lại với 7 cơ sở tại Hà Nội.
  • An toàn với khu vực xét nghiệm rộng, đảm bảo giãn cách.
  • Form chứng nhận xét nghiệm bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, đúng chuẩn.
  • Chúc mừng, bạn đã đăng ký thành công.
    Bệnh viện Hồng Ngọc sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất

ĐĂNG KÝ TIÊM VACCINE COVID CHO NGƯỜI CAO TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH NỀN

Địa điểm tiêm: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh

Lưu ý: - Vui lòng điền đầy đủ thông tin để được liên hệ và sắp xếp lịch tiêm.

- Các cột có dấu * là bắt buộc. 

ĐĂNG KÝ NGAY

Lưu ý: Bệnh viện sẽ liên hệ để xác nhận và thông báo lịch tiêm.