[tổng quan] bệnh phồng đĩa đệm: thông tin từ a-z

[tổng quan] bệnh phồng đĩa đệm: thông tin từ a-z

20-08-2022

Phồng đĩa đệm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách khắc phục để nó không còn trở thành nỗi lo cho người bệnh.

Phồng đĩa đệm là bệnh gì?

Phồng đĩa đệm hiểu một cách đơn giản là tình trạng đĩa đệm của người bệnh bị phồng lên và biến dạng. Đĩa đệm là phần nằm ở vị trí giữa 2 đốt sống, có hình dạng tròn, dẹt. Cấu tạo của đĩa đệm gồm lớp vỏ bao xơ bên ngoài và bên trong là phần nhân nhầy dạng gel, có nhiệm vụ là “tấm đệm” bảo vệ cột sống nhờ việc hấp thụ xung động và tránh các đốt sống ma xát vào nhau khi di chuyển.

Phồng địa đệm là khi đĩa đệm bị phồng và biến dạng nhưng phần nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ. Chính sự phồng lên đã tạo áp lực lên các rễ thần kinh xung quanh, khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức khó chịu.

Các giai đoạn phồng đĩa đệm

Bệnh phồng đĩa đệm trải qua 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này, đĩa đệm bắt đầu trượt khỏi vị trí ban đầu. Ở giai đoạn này, người bệnh chưa có biểu hiện gì bất thường

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, đĩa đệm bắt đầu chạm vào các dây thần kinh xung quanh do bị lệch và phồng lên. Tình trạng này khiến người bệnh thường bị đau đột ngột. Cơn đau này không kéo dài và xuất hiện chủ yếu khi vận động mạnh, thay đổi tư thế.

phong dia dem Hình ảnh minh họa bệnh phồng đĩa đệm

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, đĩa đệm chèn hẳn vào các dây thần kinh. Hệ quả là người bệnh thường bị đau kéo dài, âm ỉ. Cơn đau mỗi ngày một nặng nề hơn và có thể lan xuống hai chân.

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, khi dây thần kinh bị chèn ép lâu dẫn đến hoại tử. Cùng với đó, phần cơ tay, cơ chân không được dẫn truyền thần kinh đến nên cũng bị “chết” dần và rơi vào trạng thái teo cơ.

Thông thường, đa số bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh khi bước sang giai đoạn 2. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng không quá rõ ràng và dễ nhầm lẫn với những bất thường khác nên người bệnh chủ quan, phải đến giai đoạn 3, 4 khi bệnh nặng thì mới đi khám bác sĩ và điều trị.

Phân biệt phồng đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm

Nhiều người cho rằng “phồng đĩa đệm” và “thoát vị đĩa đệm” là những cụm từ chỉ chung một khái niệm. Thế nhưng đây là tình trạng khác nhau, cụ thể là: 

  • Phồng đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa vẫn còn nằm trong bao xơ. Do đó, tình trạng này còn được coi là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Nếu không được điều trị đúng cách, phồng đĩa đệm sẽ diễn biến thành thoát vị đĩa đệm.

  • Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ đã bị rách, nhân nhầy của đĩa đệm bị trượt ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống và gây ra những cơn đau nhức.

Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm chủ yếu do các yếu tố ngoại sinh bên ngoài tác động gây nên. Có thể kể đến như:

Chấn thương: Vùng cột sống là nơi rất dễ xảy ra các chấn thương khi vận động đặc biệt là các sức ép quá đột ngột. Những chấn thương này khiến đĩa đệm bị tổn thương, rất dễ bị lồi hoặc xẹp đĩa đệm. Chấn thương không chỉ tác động đến đĩa đệm mà cột sống cũng bị ảnh hưởng khá nhiều.

Thừa cân, béo phì: Tỉ lệ người mắc bệnh phồng đĩa đệm cột sống thắt lưng do thừa cân khá cao. Nghĩa là, khi cột sống và đĩa đệm phải chịu một áp lực lớn liên tục trong thời gian dài sẽ không thể giữ được trạng thái chức năng bình thường.

Thói quen xấu: Những thói quen như mang vác vật nặng sai cách, tư thế nằm ngủ, làm việc không đúng cũng là nguyên nhân phồng đĩa đệm điển hình. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc lá, rượu bia cũng là thói quen cực kỳ xấu khiến quá trình thoái hóa đĩa đệm xảy ra nhanh hơn.

Tuổi tác: Sau 40 tuổi, đĩa đệm cột sống cổ và cột sống thắt lưng bắt đầu bị thoái hóa theo quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Điều này khiến đĩa đệm bị mất nước, mất độ đàn hồi và dễ bị phồng, lồi cho dù chỉ tác động lực nhẹ lên.

Ngoài ra, bệnh lý này cũng một phần được xác định là do yếu tố di truyền gây nên. Những người có người thân trong gia đình mắc các vấn đề liên quan đến đĩa đệm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Phồng đĩa đệm Thường xuyên bê vác vật nặng gây ảnh hưởng đến đĩa đệm

Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Dựa vào các giai đoạn của phồng đĩa đệm có thể thấy, bệnh lý này nếu được phát hiện và điều trị sớm (giai đoạn 1, 2) sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, biến chứng không chỉ dừng lại ở những cơn đau nhức cột sống, mà còn khiến:

  • Cơ bắp suy yếu: Phồng đĩa đệm khiến các dây thần kinh nuôi cơ bắp bị chèn ép, không thể nuôi dưỡng các cơ đầy đủ. Lâu ngày các cơ bắp dần teo lại, mất đi sức lực. Hiện tượng này thường xảy ra ở cơ tay và chân.

  • Rối loạn cảm giác: Những vị trí quanh vùng đĩa đệm bị chèn ép thường xuyên xảy ra cảm giác tê bì. Điều này khiến người bệnh thi thoảng sẽ không phân biệt được cảm giác đau, cảm giác nóng lạnh. Thực tế, biến chứng này khá nguy hiểm, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ điều trị khi có những biểu hiện như trên.

  • Suy giảm chức năng bàng quang, ruột: Biến chứng nguy hiểm bậc nhất của phồng đĩa đệm, đặc biệt ở vị trí cột sống thắt lưng. Bàng quang hoặc ruột sẽ có thể bị suy giảm chức năng, người bệnh mất kiểm soát trong việc đi tiểu tiện, đại tiện. Triệu chứng này cũng cho thấy bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, cần điều trị ngay lập tức.

Xem thêm:Thoát vị nội xốp đĩa đệm là gì?

Triệu chứng điển hình của bệnh phồng đĩa đệm

Bệnh phồng đĩa đệm rất khó để nhận diện được bằng mắt thường nên cần chú ý đến những triệu chứng gợi ý sau:

Triệu chứng tại cột sống vùng thắt lưng

  • Cơ yếu, một hoặc hai chân bị tê, ngứa ran.

  • Đi lại khó khăn.

  • Tăng phản xạ ở một hoặc hai chân, có trường hợp gây co cứng.

  • Đại tiểu tiện khó kiểm soát.

  • Một số người bị liệt từ thắt lưng trở xuống.

Triệu chứng tại cột sống cổ

  • Vùng xương bả vai hoặc cổ có cảm giác tê, đau, ngứa ran.

  • Cơn đau thường khởi phát ở một điểm rồi lan tỏa ra đến cánh tay trên, cẳng tay, ngón tay.

  • Đau ở vùng đĩa đệm bị phình có thể giảm đi khi nghỉ ngơi.

  • Nếu bệnh nặng có thể cảm thấy chóng mặt, đau đầu, hoa mắt.

Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng này thì cũng chưa thể khẳng định chính xác người bệnh có bị phồng đĩa đệm hay không. Để biết chính xác cần phải thực hiện một số kiểm tra như: chụp CT, chụp MRI,...

Phồng đĩa đệm Phồng đĩa đệm gây đau nhức cổ vai gáy

Luyện tập thể dục thể thao đúng cách tốt cho người bị phồng đĩa đệm

Để phát huy tối đa lợi ích của thể dục cho bệnh lý này, người bệnh có thể tập thể dục tại nhà bằng các cách sau:

Dùng thiết bị hỗ trợ 

Trên thị trường hiện có bán rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tập luyện cho cột sống tại nhà như đai kéo giãn cột sống, ghế massage, con lăn,... Các sản phẩm này được sử dụng đều đặn sẽ giúp vùng lưng được massage từ đó giảm được cảm giác đau mỏi.

Chọn môn thể thao phù hợp

Các môn thể thao được chuyên gia y tế khuyến cáo nên áp dụng cho người bị phồng đĩa đệm là: bơi lội, xà đơn, các bài tập cơ lưng,...

Phồng đĩa đệm có thể chạy bộ được không?

Muốn biết người bị phồng đĩa đệm có chạy bộ được không chúng ta cũng cần phải hiểu về cơ chế sinh ra bệnh lý này. Theo đó, khi đĩa đệm bị tổn thương thì nhân mềm bên trong sẽ thoát ra ngoài nhưng vẫn nằm trong bao xơ nên cấu trúc cột sống, rễ thần kinh và dây chằng bị đè nén, phải chịu nhiều áp lực.

Các môn thể thao rất có ích cho người bị phồng đĩa đệm vì nó mang lại những tác dụng như đã nói đến ở trên. Tuy nhiên, người bị phồng đĩa đệm có chạy bộ được không thì chuyên gia y tế khuyến cáo rằng có thể thực hiện phương pháp tập thể dục này nhưng không nên thường xuyên vì nó khiến cho toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn ép vào chân và vùng thắt lưng càng gây nguy hiểm cho đĩa đệm.

Phương pháp điều trị phồng đĩa đệm

Có nhiều cách điều trị bệnh phồng đĩa đệm. Dựa trên kết quả kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Theo đó, một số cách chữa phồng đĩa đệm phổ biến được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng hiện nay có thể kể đến như:

Bài tập chữa phồng đĩa đệm tại nhà

Tập luyện là cách tốt nhất để các khớp xương được vận động linh hoạt, cũng là cách hỗ trợ phục hồi chức năng hiệu quả nhất. Muốn điều trị thành công phồng đĩa đệm, tuyệt đối không nên bỏ qua các bài tập dưới đây:

Bài tập lưng dưới: Tập với tần suất 5 – 10 lần mỗi ngày để gia tăng sự dẻo dai cho vùng cột sống thắt lưng dưới. Thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa thẳng người trên sàn, hai tay để thoải mái

  • Đưa đầu gối gập lại, hai bàn chân chạm đất, ép chặt phần lưng, mông chạm sàn

  • Cơ hông rướn lên, nhấc thân dưới lên khỏi mặt đất giữ trong khoảng 10s

  • Phần lưng tiếp tục uốn cong, hướng hông xuống dưới, giữ trong khoảng 10s

  • Trở lại tư thể nằm thoải mái và thư giãn các cơ

Bài tập tư thế cây cầu: Tập với tần suất 10 – 20 lần mỗi ngày để cải thiện các cơn đau nhức vùng cổ và thắt lưng.

  • Nằm ngửa, thẳng người trên sàn, 2 tay đặt dọc 2 bên hông

  • Bắt đầu chống bàn chân xuống sàn, đầu gối gập lên

  • Ép chặt cơ bụng, cơ đùi từ từ nâng thân dưới lên khỏi mặt đất đến khi đầu gối vuông góc 90 độ.

  • Hai tay chạm gót chân, giữ nguyên tư thể trong 10s rồi từ từ hạ xuống về vị trí ban đầu

Phồng đĩa đệm Áp dụng các bài tập tại nhà chữa phồng đĩa đệm

Bài tập rắn hổ mang: Tập với tần suất 10 -10 lần mỗi ngày để giải tỏa áp lực lên các cơ, đĩa đệm cột sống cổ và cột sống thắt lưng

  • Nằm úp, thẳng người, hai tay chống xuống sàn cạnh hai bên vai

  • Tư từ chống tay, đẩy thân dưới người lên phía trên

  • Cong người, ngửa cổ ra phía sau tối đa, giữ nguyên trong khoảng 10s rồi dần hạ người xuống, quay lại trạng thái ban đầu.

Xem thêm: 5 Bài tập giảm đau lưng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tại nhà

Bài tập gập bụng nhẹ nhàng: Tập với tần suất 15 – 20 phút mỗi ngày vừa kéo giãn cột sống vừa giảm mỡ phần bụng.

  • Nằm ngửa, hai tay để thoải mái, chân gập đầu gối, 2 bàn chân chống xuống sàn

  • Đưa hai tay lên, hướng mũi ngón tay về phía 2 đầu gối

  • Tiến hành gập người, kéo phần ngực về phía đầu gối một cách nhịp nhàng

  • Giữ nguyên tư thế khoảng 5s rồi từ từ hạ người xuống

Điều trị bằng thuốc

Các nhóm thuốc tây điều trị phồng đĩa đệm được sử dụng với mục đích cắt nhanh những cơn đau do dây thần kinh bị nhân nhầy đĩa đệm chèn ép. Dựa trên những triệu chứng và tình trạng viêm nhiễm của bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số nhóm thuốc như:

Thuốc giảm đau, kháng viêm không kê đơn

Có thể sử dụng dạng uống hoặc dạng bôi ngoài da giúp giảm thiểu đau nhức tức thì, đồng thời ngăn ngừa khả năng sinh ra các phản ứng viêm tại các ổ khớp.

Thuốc giảm đau theo toa

Những loại thuốc này có tác dụng mạnh hơn, được chỉ định trong những trường hợp cấp tính. Thuốc giảm đau liều cao có thể gây ra nhiều phản ứng phụ nên người bệnh nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng và tuyệt đối sử dụng đúng liều.

Thuốc giãn cơ

Sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân phồng đĩa đệm kèm theo chứng căng tức, co thắt ở các cơ liên quan.

Tuy có thể giảm thiểu các triệu chứng cơn đau nhưng các loại thuốc này không chủ tri tận gốc rễ của bệnh nên các cơn đau có thể tái phát bất kỳ lúc nào. 

Ngoài ra, thuốc tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với sức khỏe và dẫn đến nhờn thuốc trong trường hợp lạm dụng. Do đó, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa để có thể mang lại hiệu quả tốt, an toàn nhất.

Phẫu thuật đĩa đệm

Được áp dụng trong trường hợp bệnh diễn tiến nghiêm trọng, can thiệp bằng thuốc và các biện pháp vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả tốt, bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm sẽ được cân nhắc phẫu thuật.

Phẫu thuật về cơ bản sẽ loại bỏ được các nhân nhầy đĩa đệm đang chèn ép dây thần kinh nhưng không thể chắc chắn rằng bệnh sẽ không tái phát trở lại. Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật vẫn có thể sẽ xảy ra rủi ro, vậy nên người bệnh nên trao đổi kỹ càng với bác sĩ trước khi có ý định thực hiện.

Vật lý trị liệu - Trị liệu thần kinh cột sống

Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc, không can thiệp, an toàn cho tất cả mọi đối tượng bệnh nhân. Với phương pháp này bác sĩ sẽ dùng tay để điều chỉnh, ấn nắn phần cột sống để giảm thiểu các chèn ép dây thần kinh và phục hồi cấu trúc tự nhiên của cột sống, đĩa đệm. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định vật lý trị liệu với các dòng máy hiện đại như giường kéo giãn cột sống, máy siêu âm xung, hệ thống máy vi sóng, máy giao thoa,... giúp giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, đưa nhân đĩa đệm về đúng vị trí, khôi phục vận động.

biến chứng đau vai gáy Thăm khám bệnh phồng đĩa đệm tại BV Hồng Ngọc

Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ khám chẩn đoán và đưa ra phác đồ cụ thể trước khi tiến hành trị liệu thần kinh cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ phù hợp với những ca bệnh nhẹ, chưa có dấu hiệu rách bao xơ.

Thấu hiểu tác động tiêu cực của bệnh lý xương khớp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, Khoa Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng – Bệnh viện Hồng Ngọc luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đem đến cho khách hàng những trải nghiệm trị liệu tốt nhất, giúp cải thiện triệu chứng một cách an toàn, hiệu quả.

Sử dụng gói dịch vụ vật lý trị liệu đau mỏi cổ vai gáy, phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ và lưng tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được thăm khám, điều trị và chăm sóc với dịch vụ y tế chất lượng hàng đầu miền Bắc: đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất hiện nay, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp.

Đăng ký khám và điều trị bệnh phồng đĩa đệm tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích kháchttps://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay