6 bệnh rối loạn nội tiết thường gặp và các phương pháp điều trị

6 bệnh rối loạn nội tiết thường gặp và các phương pháp điều trị

24-05-2023

Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hô hấp, sinh sản, vận động, khả năng tình dục… của cơ thể. Vậy cụ thể các bệnh lý nội tiết thường gặp là gì? Việc điều trị được tiến hành như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể hơn vấn đề này

Rối loạn nội tiết là gì? 

Hệ nội tiết là một tập hợp các tuyến và cơ quan bao gồm: Vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp và tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến thượng thận, tuyến tụy, buồng trứng, tinh hoàn.

Thông thường, tuyến nội tiết sẽ tiết ra các hormone khác nhau, có nhiệm vụ chỉ huy và điều hòa đa số các hoạt động chuyển hóa của cơ thể như điều hòa nhiệt độ, điều hòa đường huyết, giảm stress,

phát triển các mô, xương, và khả năng sinh sản ở người trưởng thành…

benh-ly-roi-loan-noi-tiet Hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể

Rối loạn nội tiết là tình trạng hàm lượng hormone được sản xuất quá nhiều hay ít, hoặc nếu các cơ quan trong cơ thể không phản ứng với hormone. Các triệu chứng phụ thuộc vào loại hormone gây mất cân bằng, khiến người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như: thay đổi cân nặng, giảm ham muốn tình dục, mụn trứng cá…

Rối loạn nội tiết sẽ ảnh hưởng nhiều chức năng của cơ thể, thậm chí nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. 

Các bệnh lý rối loạn nội tiết thường gặp

Bệnh lý rối loạn nội tiết được chia thành nhiều nhóm bệnh khác nhau, bao gồm: 

  • Bệnh tuyến yên và vùng dưới đồi (u tuyến yên, bệnh to đầu chi, dậy thì sớm, dậy thì muộn, suy tuyến yên, bệnh đái tháo nhạt…); 

  • Bệnh tuyến giáp (cường giáp, suy giáp, viêm giáp, bướu giáp, ung thư tuyến giáp,…); 

  • Bệnh tuyến cận giáp (rối loạn canxi, rối loạn phospho máu..), 

  • Bệnh tuyến thượng thận (suy thượng thận, hội chứng cushing, cường chức năng tuyến thượng thận,…); 

  • Bệnh tuyến sinh dục (suy sinh dục, dậy thì sớm, dậy thì muộn, tiền mãn kinh, rối loạn, suy buồng trứng sớm, buồng trứng đa nang…); 

  • Bệnh lý rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, bệnh béo phì). 

Trong đó, một số bệnh lý rối loạn nội tiết thường gặp, có tỷ lệ người mắc bệnh cao bao gồm:

Bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường

là bệnh do cơ thể thiếu hoàn toàn hoặc một phần insulin trong máu, khiến lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2021, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người. 

Bệnh được chia làm 2 loại:

  • Đái tháo đường type 1: là tình trạng tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu

  • Đái tháo đường type 2: là tuyến tụy tiết insulin nhưng cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả như người bình thường. 

Các triệu chứng điển hình của bệnh là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, hoa mắt, chóng mặt, vết thương lâu lành…

Đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như: tổn thương mạch máu, hẹp các động mạch tứ chi, thậm chí tắc mạch gây hoại tử chi, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận mãn, giảm thị lực dẫn đến mù lòa, viêm phổi, viêm phế quản, ngứa ngáy, viêm mủ da….

benh-ly-roi-loan-noi-tiet Đái tháo đường nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Để điều trị, đối với tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân cần sử dụng insulin suốt đời vì cơ thể đã không còn khả năng tự sản xuất insulin.

Đối với tiểu đường tuýp 2, bên cạnh việc cải thiện tình trạng tăng lượng đường trong máu bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc điều trị tiểu đường dạng uống hoặc tiêm để ổn định lượng đường trong máu.

Cần lưu ý rằng, bệnh đái tháo đường có thể thay đổi và tiến triển khác nhau ở từng giai đoạn, do đó bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được đánh giá chính xác tình trạng bệnh, từ đó có kế hoạch điều trị thích hợp và hiệu quả. 

Dưới đây là gói khám tầm soát bệnh lý Đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để bệnh nhân có thể tham khảo:

STT DANH MỤC KHÁM NAM NỮ
Khám chuyên khoa
1 Khám nội Đo huyết áp, đánh giá chỉ số cơ thể. Tìm hiểu tiền sử bệnh. Kiểm tra tổng quát các biểu hiện đái tháo đường Kết luận tổng hợp và tư vấn sức khỏe. x x
Chẩn đoán hình ảnh
2 Điện tâm đồ Đánh giá các bất thường như thiếu máu cơ tim, hoại tử cơ tim, rối loạn dẫn chuyền của tim… x x
  Siêu âm ổ bụng tổng quát Siêu âm bụng tổng quát: siêu âm gan, mật, thận, tụy, bàng quang; Siêu âm tử cung- buồng trứng (cho nữ); Siêu âm tiền liệt tuyến (cho nam). x x
Xét nghiệm
1 Định lượng Glucose Chẩn đoán bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết… x x
2 Định lượng HbA1C Đánh giá mức đường huyết trung bình trong ba tháng trước đó x x
3 Định lượng mỡ 4TP (Cholesterol, Triglycerid, LDL-C, HDL-C) Kiểm tra lượng mỡ máu nhằm sớm ngăn ngừa những rối loại do mỡ máu x x
4 Đo hoạt độ ALT (GPT) + AST (GOT) Phát hiện sớm các bệnh về gan: Viêm gan cấp, mạn, tổn thương nhu mô gan (viêm gan siêu vi trùng, viêm gan do uống rượu…) x x
5 Định lượng (Urea + Creatinine) Phát hiện sớm các bệnh lý về thận: thiểu năng thận, viêm cầu thận cấp, mạn, suy thận… x x
6 Tổng phân tích nước tiểu - 10 thông số Phát hiện sớm các bệnh về đường tiết niệu x x
7 Nghiệm pháp dung nạp glucose  x x
8 Định lượng insulin x x
9 Định lượng Acid Uric x x
10 Định lượng Calci toàn phần x x
11 Điện giải đồ (Na, K, Cl) x x
12 Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi x x

Liên hệ qua hotline 0911.858.626

để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám Đái tháo đường hoặc đăng ký

TẠI ĐÂY

Bệnh suy tuyến sinh dục

Bệnh suy tuyến sinh dục khiến cơ quan sinh dục không sản sinh tốt hormone sinh dục, ảnh hưởng tới đặc điểm giới tính và sinh sản. Bệnh có thể xảy ra ở cả 2 giới tính, ở nam là tinh hoàn và ở nữ là buồng trứng.

Cụ thể, suy sinh dục nam xuất hiện chủ yếu ở nam giới từ 40 - 70 tuổi, khiến họ gặp vấn đề về khả năng tình dục, cường dương và xuất tinh. Ngoài ra, bệnh nhân suy sinh dục nam có thể bị nhạy cảm hơn ở đầu dương vật, dương vật, tinh hoàn nhỏ, khiến bệnh nhân mất hoàn toàn hứng thú tình dục.

Ở nữ giới, bệnh lý suy tuyến sinh dục thường xảy ra ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, gây suy giảm hormone estrogen, khiến nữ giới giảm ham muốn, khô âm đạo, rối loạn rụng trứng, giảm khả năng thụ thai hoặc thậm chí gây vô sinh. Ngoài ra, suy sinh dục nữ còn ảnh hưởng đến trí nhớ, sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh.

Để điều trị suy tuyến sinh dục, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp nội khoa giúp tăng hormone estrogen ở nữ giới và hormone testosterone ở nam giới. Tuy nhiên, nếu bệnh suy tuyến sinh dục xuất phát từ khối u ở tuyến yên, thì tùy theo tình trạng của khối u, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc, xạ trị hoặc phẫu thuật để thu nhỏ hoặc loại bỏ khối u.

Bệnh suy tuyến yên

Tuyến yên là tuyến nội tiết nhỏ nằm ở đáy não, nơi sản xuất ra nhiều loại hormone quan trọng điều khiển hoạt động của nhiều cơ quan. Vì thế, bệnh lý tuyến yên thường gây nhiều triệu chứng nguy hiểm, cụ thể:

  • Thiếu hormone hướng sinh dục LH và FSH: khiến cả bệnh nhân bị rụng lông, giảm ham muốn tình dục, vô sinh,…

  • Thiếu hormone kích thích tuyến giáp TSH: gây ra suy giáp khiến bệnh nhân thường chịu lạnh kém, da khô và xanh xao, cơ thể dễ mệt mỏi,…

  • Thiếu hormone hướng vỏ thượng thận: khiến bệnh nhân yếu cơ, sụt cân, buồn nôn, huyết áp thấp, da xanh xao,…

  • Thiếu hormone tăng trưởng: gây ra tình trạng mất thị lực nhanh, đau đầu, bệnh lý tim mạch. Nếu trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng, trẻ sẽ bị chậm phát triển, dễ béo phì, lùn và da nhăn nheo.

Nguyên nhân gây ra bệnh suy tuyến yên có thể do các bệnh lý nhiễm khuẩn (viêm não, viêm màng não do vi khuẩn, bệnh giang mai, nấm, lao…) chảy máu quá mức, rối loạn tuần hoàn, nhiễm khuẩn nặng, sốc,… trong thời gian sinh và sau sinh, Nghẽn mạch máu hoặc giảm cung cấp oxy, nhồi máu trong tuyến yên….

Để điều trị bệnh lý suy tuyến yên, bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên điều trị nguyên nhân kết hợp với liệu pháp thay thế hormone để bù lượng hormone tuyến yên thiếu hụt trong cơ thể. Nếu không thể khắc phục được chức năng tuyến yên, bệnh nhân sẽ phải điều trị duy trì suốt đời với thuốc bổ sung hormone. 

Suy tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận nằm ở ngay phía trên thận, suy tuyến thượng thận, nghĩa là tuyến thượng thận ngừng hoặc giảm khả năng sản xuất hormone.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh lý suy tuyến thượng thận bao gồm:

  • Tụt huyết áp, đặc biệt là khi thay đổi tư thế

  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, chán ăn

  • Dễ chóng mặt, ngất, cơ thể mệt mỏi, yếu cơ

  • Dễ bị kích thích quá mức hoặc trầm cảm

  • Hồi hộp, run tay chân, vã mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt giống với triệu chứng bị hạ đường máu

Tùy theo tình trạng và thể bệnh nguyên phát hay thứ phát, bác sĩ sẽ đưa ra cho bệnh nhân phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh suy tuyến thượng thận đều được điều trị bằng các loại thuốc hormone để thay thế các hormone mà tuyến thượng thận không tạo ra được. Trong các tình huống đặc thù, bác sĩ sẽ có những chỉ định phối hợp nhằm kiểm soát tốt sức khỏe cho bệnh nhân. 

Hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing xảy ra khi cơ thể sản xuất dư thừa hormone cortisol - loại hormone có chức năng giúp cơ thể phản ứng với căng thẳng, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và duy trì huyết áp.

Tình trạng dư thừa hormone cortisol ở những người mắc hội chứng Cushing có thể gây ra các triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, tăng cân, chân tay teo nhỏ, mặt tròn bất thường, yếu cơ, tầm nhìn mờ, hình thành cục mỡ giữa vai, lông mọc nhiều, giảm khả năng sinh sản và ham muốn tình dục, các vết rạn màu tím trên da và da dễ bị bầm tím. 

Bên cạnh đó, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nặng nề hơn bao gồm: loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương (đặc biệt là xương sườn và xương bàn chân), tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, thường xuyên nhiễm trùng…

Phương pháp điều trị hội chứng Cushing phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh và các bệnh lý đi kèm. Nếu bệnh nhân bị hội chứng Cushing do khối u thượng thận, bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật nội soi để loại bỏ khối u. Nếu bệnh nhân mắc hội chứng Cushing do thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc không chứa corticoid để thay thế, và giải độc glucocorticoid để điều trị tình trạng suy thượng thận cấp

.

Bệnh béo phì

Béo phì là tình trạng tích mỡ thừa quá mức và gây hại đến sức khỏe. Bệnh béo phì biểu hiện rõ ở trọng lượng cơ thể so với trọng lượng tiêu chuẩn dựa trên chiều cao của người khỏe mạnh. 

Để xác định người bệnh có bị béo phì không, các bác sĩ sẽ đánh giá thông qua chỉ số BMI = Cân nặng cơ thể / (Chiều cao x chiều cao) = kg/m2

  • BMI từ 25 - 29.9: thừa cân

  • BMI từ 30 trở lên: Béo phì

Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể khiến người bệnh phải đối mặt với hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác như: tiểu đường type 2, mỡ máu, bệnh tim mạch, viêm khớp, sỏi mật, ngưng thở khi ngủ, và ung thư (bao gồm ung thư trực tràng, ung thư tử cung, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt).

benh-ly-roi-loan-noi-tiet Béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm

Để việc điều trị bệnh béo phì đạt hiệu quả tốt, các bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp nhiều phương pháp gồm: chế độ ăn uống, tập luyện, uống thuốc và phẫu thuật.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo, việc điều trị béo phì là một quá trình dài, đồi hỏi bệnh nhân phải hết sức kiên trì, không nên vì mong muốn giảm cân nhanh chóng mà sử dụng một số loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không qua kiểm định để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Dưới đây là gói khám Tầm soát thừa cân và rối loạn chuyển hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để bệnh nhân có thể tham khảo:

STT DANH MỤC KHÁM Nam/Nữ
Khám chuyên khoa
1 Khám chuyên khoa Nội tiết Đo huyết áp, đánh giá chỉ số cơ thể, tiền sử bệnh, khám và tư vấn bệnh x
2 Khám chuyên khoa dinh dưỡng Chẩn đoán và tư vấn sức khỏe dinh dưỡng x
Thăm dò chức năng & Chẩn đoán hình ảnh
4 Tầm soát thể trạng và trọng lượng cơ thể - BMI Kiểm tra thể trạng cơ thể: BMT, tỷ lệ mỡ, sức kéo, cơ bắp, lượng nước, lượng nạc,... x
5 Điện tâm đồ Đánh giá các bất thường như thiếu máu cơ tim, hoạt tử cơ tìm, rối loạn dẫn chuyển của tim x
6 Chụp X-Quang số hóa phôi thẳng ( Không chụp cho phụ nữ có thai) Đánh giá, sáng lọc các bất thường trong lồng ngực, các bệnh về phổi như khối u trong phổi, viêm phế quản, viêm phổi, gian phế quản- phế nang.... x
7 Siêu âm ổ bụng tổng quát Siêu âm bụng tổng quát: Siêu âm gan, mật, thân, tụy, bàng quang: Siêu âm tử cung- buồng trứng ( cho nữ). Siêu âm tuyến tiền liệt(cho nam) x
8 Siêu âm tim Đánh giá và chẩn doán xác định các bất thường của cơ tim, van tim và các bệnh lý bẩm sinh x
9 Siêu âm tuyến giáp Đánh giá và chẩn đoán xác định các bệnh của tuyến giáp như nang, nhân đặc, bướu giáp, suy giáp.... x
Xét nghiệm
10

Tổng phân tích thế bào máu ngoại vi ( bằn máy đếm laser)

Đánh giá tình trạng thiếu máu, phản ứn
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay