Hotline: 024 7300 8866

Cấp Cứu Ngoài BV: 1900 636 555

  |  

Sữa mẹ sau 6 tháng – 5 điều nhất định phải biết

Nuôi con bằng sữa mẹ sau 6 tháng có những lợi ích gì? Có nên duy trì việc này hay không? Có những khó khăn nào và mẹ làm sao để vượt qua? Mẹ hãy cùng tìm hiểu.

Sữa mẹ sau 6 tháng có còn tốt không?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh và bé trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, sau 6 tháng tuổi, khi bé bắt đầu ăn thực phẩm bổ sung, vai trò của mẹ trong việc cung cấp dinh dưỡng chính có thể giảm đi một chút.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc cho bé ăn thực phẩm bổ sung bắt đầu từ 6 tháng tuổi cùng với việc tiếp tục cho bé bú sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé. Trong giai đoạn này, thực phẩm bổ sung cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, kẽm, canxi và vitamin, giúp bé phát triển một cách tốt nhất.

Dù vậy, sữa mẹ vẫn có giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho bé sau 6 tháng tuổi. Sữa mẹ chứa các chất chống vi khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch cho bé, giúp bé đối phó với các bệnh tật. Ngoài ra, việc tiếp tục cho bé bú sữa mẹ cũng giúp củng cố mối quan hệ gắn kết giữa mẹ và bé.

Tóm lại, sữa mẹ vẫn còn rất tốt cho bé sau 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, việc bổ sung thực phẩm cho bé là điều quan trọng để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển một cách toàn diện.

Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ sau 6 tháng

Sua-me-sau-6-thang1

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé

Trong sữa mẹ có chứa 87% nước, 7% lactose, 4% chất béo và 1% protein. Trong đó, chất béo và đường lactose (một loại carb / đường) đóng vai trò cung cấp năng lượng cho bé.

Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ sau 6 tháng gồm:

  • Protein: Sữa mẹ sau 6 tháng vẫn cung cấp protein cho bé, giúp xây dựng cơ và mô tế bào mới
  • Chất béo: Chất béo trong sữa mẹ cung cấp năng lượng cho bé và tham gia vào sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ. Chất béo cũng cần thiết cho việc hấp thụ vitamin trong cơ thể
  • Carbohydrate: Carbohydrate trong sữa mẹ cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày của bé
  • Canxi: Canxi giúp xây dựng xương và răng cho bé, đồng thời cũng quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh và cơ bắp
  • Sắt: Sắt cần thiết để hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu trong cơ thể và ngăn ngừa thiếu máu
  • Vitamin: Sữa mẹ sau 6 tháng vẫn cung cấp nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin A, vitamin D và vitamin E, giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi bệnh tật và hỗ trợ sự phát triển
  • Kẽm: Kẽm tham gia vào quá trình phát triển tế bào và hệ thống miễn dịch

Bên cạnh đó, sữa mẹ sau 6 tháng cũng cung cấp cho bé lượng kháng thể và các enzyme cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện. Sau 6 tháng, mặc dù sữa mẹ vẫn cung cấp cho bé dinh dưỡng nhưng nhu cầu của bé tăng lên. Mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ phát triển tối ưu.

Thành phần sữa mẹ có thay đổi khi trẻ lớn lên không?

Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ có thể thay đổi khi bé lớn lên để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển khác nhau trong từng giai đoạn của bé. Điều này cho thấy khả năng tương thích tự nhiên của sữa mẹ với sự phát triển của bé trong suốt quá trình tăng trưởng

Một số yếu tố như giai đoạn cho con bú hoặc thời gian cho bé bú trong ngày sẽ ảnh hưởng đến thành phần sữa mẹ. Vì vậy, so với sữa non thì sữa mẹ sau 6 tháng sẽ có sự thay đổi đáng kể.

Sữa mẹ sau 6 tháng

Sữa mẹ sau 6 tháng sẽ có sự thay đổi đáng kể so với sữa non

Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng đóng một vai trò nhất định:

  • Tuổi của trẻ: Sữa non, sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành có thành phần dinh dưỡng khác nhau.
  • Thời gian kể từ lần bú cuối cùng: Hàm lượng chất béo trong sữa bị ảnh hưởng nhiều bởi khoảng thời gian giữa lần bú cuối cùng và khối lượng bé tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là, khoảng cách giữa các cữ bú càng dài, hàm lượng chất béo sẽ càng giảm vì nó được pha loãng trong nhiều lượng sữa hơn.
  • Giai đoạn nuôi con: Hàm lượng chất béo và đường lactose thay đổi giữa sữa mẹ và sữa sau.
  • Thời gian trong ngày: Hàm lượng chất béo trong sữa mẹ đạt đỉnh vào giữa buổi sáng và thấp nhất qua đêm.
  • Chế độ ăn của mẹ: Sữa mẹ rất dễ bị thay đổi chất béo trong chế độ ăn. Nó thay đổi trong vòng 2-3 ngày để bắt chước chất béo trong chế độ ăn uống của mẹ. Đây là lý do tại sao mẹ cũng cần phải ăn uống đầy đủ!
  • Cân nặng sơ sinh của trẻ: Trong một số nghiên cứu, hàm lượng chất béo cao hơn ở trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc cao. Tuy nhiên, hàm lượng carb và protein dường như vẫn không bị ảnh hưởng.

Khuyến nghị của các tổ chức y tế và dinh dưỡng về việc cho con bú sữa mẹ sau 6 tháng

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị nên tiếp tục cho con bú sau 6 tháng

WHO khuyến cáo các bà mẹ trên toàn thế giới nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu tiên để đạt được sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe tối ưu. Sau đó, bên cạnh việc cho trẻ bú sữa mẹ sau 6 tháng thì trẻ nên được sử dụng thêm thức ăn bổ sung dinh dưỡng. Quá trình kết hợp này nên kéo dài đến khi trẻ được 2 tuổi và hơn nữa

WHO tiếp tục đưa ra những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ sau 6 tháng bao gồm: tăng cường miễn dịch, tiếp cận với nguồn vitamin dồi dào hơn và bổ sung lợi khuẩn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tối ưu hơn. Theo đó:

  • Cho bé bú sữa mẹ ngay khi vừa chào đời và chỉ sử dụng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và giúp mẹ giảm cân nhanh chóng
  • Cho bé tiếp tục sử dụng sữa mẹ sau 6 tháng kết hợp ăn dặm giúp trẻ được cung cấp dinh dưỡng một cách tối ưu nhất và đảm bảo trẻ được ăn no.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ 

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khẳng định lại khuyến nghị cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sau đó tiếp tục cho trẻ bú mẹ trong 1 năm hoặc lâu hơn theo mong muốn của cả bà mẹ và trẻ sơ sinh.

UNICEF

Tổ chức UNICEP khuyến nghị cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú mẹ từ hai năm trở lên, cùng với việc cho trẻ ăn bổ sung an toàn, đủ dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi, đáp ứng bắt đầu từ tháng thứ sáu.

Vat-sua-bang-tay-co-lam-mat-sua-khong

Các tổ chức y tế trên thế giới đều khuyến cáo cho trẻ bú mẹ kể cả sau 6 tháng

Lợi ích của việc tiếp tục cho con bú sau 6 tháng

Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên tiếp tục cho con bú sau 6 tháng:

Tiêu hóa tốt hơn trong giai đoạn ăn dặm

Bú sữa mẹ sau 6 tháng giúp bé tiêu hóa thức ăn rắn mới trong chế độ ăn của mình

Mặc dù trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng trở đi nhưng lượng sữa mà trẻ bú mẹ sẽ không giảm xuống. Giai đoạn tập ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính trong chế độ ăn của trẻ cho đến khi bé được 12 tháng.

Việc bú sữa mẹ sau 6 tháng tuổi có thể duy trì từ 6-8 lần bú mỗi ngày nhưng trẻ có thể bắt đầu bú ít sữa hơn trong mỗi lần bú. Việc sử dụng sữa mẹ sau 6 tháng giúp trẻ tiếp nhận lợi khuẩn từ sữa mẹ, từ đó tiêu hóa các thực phẩm ăn dặm một cách tối ưu hơn. 

Theo các nghiên cứu, nếu mẹ vẫn cho bé bú sữa mẹ sau 6 tháng thì bé sẽ có khả năng ăn nhiều loại thức ăn hơn do khả năng cảm thụ hương vị tốt hơn.  Do sữa mẹ có thể thay đổi mùi vị, cho phép con có nhiều khẩu vị khác nhau từ những thứ mẹ đã ăn, khiến việc giới thiệu các loại thực phẩm trở nên dễ dàng hơn đối với nhiều bà mẹ!

Trong giai đoạn đầu tiên làm quen với việc ăn dặm, mẹ hãy theo dõi kỹ hơn tã lót của bé! Nếu mẹ nhận thấy phân trẻ bị quá rắn, mẹ nên tăng lần bú sữa mẹ trở lại.

Sua-me-sau-6-thang3

Trẻ bú mẹ giúp tiêu hóa tốt hơn trong thời kỳ ăn dặm

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ mọc răng

Trong giai đoạn mọc răng, con có thể không muốn gì khác hơn là bú sữa mẹ. Trẻ có thể sẽ bỏ ăn thức ăn đặc trong vài ngày hoặc vài tuần. Mẹ hãy yên tâm vì việc ho con bú chính là liều thuốc giảm đau tuyệt vời cho bé khi mọc răng mới.

Đừng lo lắng, có thể có một vài thay đổi lớn trong vài tháng tới! Thông thường, ngay sau khi trẻ bắt đầu bú mẹ thường xuyên trở lại, trẻ sẽ muốn ăn lại thức ăn đặc.

Điều tốt nhất mẹ nên làm là làm theo các tín hiệu của bé. Em bé sẽ cho mẹ biết những gì chúng cần.

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng cung cấp sự bảo vệ liên tục

Sau 6 tháng đầu đời, trẻ có thể đưa mọi thứ như ngón tay hay đồ chơi vào miệng. Bé vẫn tiếp nhận sữa mẹ và vẫn được bảo vệ bằng kháng thể được truyền từ mẹ sang.

  • Sữa mẹ mang các kháng thể và vẫn có các yếu tố miễn dịch. Điều này thậm chí có thể quan trọng hơn từ sáu tháng trở lên khi trẻ có thể tiếp xúc với vi khuẩn nhiều hơn ở môi tường bên ngoài
  • Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh trong cuộc sống bao gồm nhiễm trùng đường tiêu hóa, tiểu đường, nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn và béo phì.
  • Cho con bú làm giảm nguy cơ và thời gian mắc các bệnh thông thường như nhiễm trùng tai và cảm lạnh thông thường.

Dinh dưỡng

Sữa mẹ vẫn mang tất cả các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất mà bé cần.

Một số nghiên cứu hấp dẫn đã chỉ ra rằng trong năm thứ hai của trẻ (12 – 23 tháng) 448 mL sữa mẹ cung cấp:

  • 29% nhu cầu năng lượng
  • 43% nhu cầu protein
  • 36% nhu cầu canxi
  • 75% nhu cầu vitamin A
  • 76% yêu cầu folate
  • 94% nhu cầu vitamin B12
  • 60% nhu cầu vitamin C

Vì vậy, mẹ có thể thấy có những lợi ích sức khỏe đáng kể cho cả em bé và bạn khi tiếp tục cho con bú sau 6 tháng và thậm chí hơn 12 tháng. Hầu hết những lợi ích đó sẽ tồn tại suốt đời.

Sua-me-sau-6-thang4

Dinh dưỡng trong sữa mẹ đa dạng

Cảm giác tuyệt vời

Nên tiếp tục cho con bú vì cảm giác đó thật tuyệt vời cho cả mẹ và con. Khi được 6 tháng, hầu hết các bà mẹ đều nói rằng họ cực kỳ thích cho con bú và điều đó mang lại cảm giác “dễ chịu”.

Nhiều bà mẹ nói rằng họ cảm thấy buồn khi nghĩ đến việc dừng lại. Cho con bú càng lâu thì càng có lợi cho sức khoẻ lâu dài của mẹ và con. Hãy nuôi dưỡng và yêu thương em bé thông qua việc cho con bú sữa mẹ miễn là cả hai đều cảm thấy mình muốn. 

Hãy tận hưởng thời gian cho con bú cùng con và tự tin rằng mẹ đang làm điều tốt nhất cho cả hai mẹ con.

Lợi ích sữa mẹ sau 6 tháng đối với mẹ

  • Giảm gánh nặng tài chính: Tiết kiệm chi phí phải bỏ ra để chi cho sữa công thức.
  • Giúp mẹ giảm cân: Cho con bú giúp mẹ tiếp tục đốt cháy tới 500 calo mỗi ngày.
  • Giúp bé ăn dễ dàng hơn: Cho trẻ bú sữa mẹ vẫn là cách dễ dàng và thuận tiện nhất để cho bé ăn. Không cần mang theo bất cứ thứ gì hay lo lắng quên sữa.
  • Tránh thai: Kinh nguyệt của mẹ vẫn có thể chưa xuất hiện. Thông thường nó sẽ biến mất cho đến khi cai sữa ở một số phụ nữ.
  • Giúp gắn kết tuyệt giữa mẹ và con.

Một số thách thức về nuôi con bằng sữa mẹ sau 6 tháng

Mặc dù việc nuôi con bằng sữa mẹ sau 6 tháng thường tương đôi dễ dàng, nhưng vẫn có một số thách thức mà mẹ có thể gặp phải.

Trẻ bỏ bú

Một số trẻ sau 6 tháng khi ăn dặm có thể bỏ bú mẹ. Đây là giai đoạn bé không chịu bú nhưng không có nghĩa là bé đã cai sữa.

Trẻ bỏ bú có thể là do trẻ mọc răng, trẻ ốm hoặc vì bất kỳ lý do nào. Việc mọc răng có thể tiếp tục gây ra các vấn đề về cho con bú. Một số trẻ không muốn bú nhiều khi răng sắp mọc, hoặc những trẻ khác có thể muốn bú mọi lúc vì nó đỡ đau hơn.. Trẻ sơ sinh hiếm khi tự cai sữa đột ngột trước 1 tuổi rưỡi.

Nếu trẻ không chịu bú, mẹ nên cố gắng cho trẻ bú khi trẻ đang rất mệt, sắp ngủ hoặc vừa thức dậy.

Nguồn cung cấp sữa bị giảm đi

Nếu mẹ đang trong khoảng sáu tháng sau khi sinh và nhận thấy nguồn sữa mẹ giảm xuống, đừng lo lắng! Điều này là hoàn toàn bình thường do sự kết hợp của ba yếu tố chính.

Quay trở lại làm việc

Khi quay trở lại với guồng quay của công việc, mẹ thường khó có thể khó hút sữa thường xuyên như khi mẹ nghỉ sinh. Vì sữa mẹ được sản xuất trên cơ sở cung và cầu, cuối cùng cơ thể mẹ sẽ bắt đầu nhận ra rằng mẹ không vắt nhiều sữa như trước và sau đó điều chỉnh cho phù hợp bằng cách sản xuất ít hơn. 

Ngoài ra, sự căng thẳng gia tăng khi trở lại làm việc và áp lực khi phải cân bằng giữa công việc, gia đình và cuộc sống với một em bé mới sinh cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Khắc phục: Cố gắng duy trì vắt sữa để duy trì nguồn sữa. Ngoài ra, mẹ cố gắng thoải mái, tập thể dục, ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh và sản xuất sữa tốt hơn.

Sua-me-sau-6-thang5

Rèn luyện thân thể khỏe mạnh giúp mẹ duy trì nguồn sữa

Thay đổi nội tiết tố sau khi sinh

Nội tiết tố của mẹ tiếp tục thay đổi trong nhiều tháng sau khi sinh, thậm chí là sáu tháng sau khi sinh hoặc lâu hơn. Vì thế, sữa mẹ sau 6 tháng sau sinh có thể bị thay đổi.

Những hormone tạo sữa, kích sữa thay đổi có thể làm chậm quá trình sản xuất sữa mẹ khi cơ thể chuyển trở lại trạng thái trước khi mang thai. Một số phụ nữ nhận thấy nguồn cung cấp sữa mẹ giảm xuống vào khoảng thời gian bắt đầu lại chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Khắc phục: nhưng việc tăng số lần hút hàng ngày trong thời gian này có thể giúp tránh giảm nguồn sữa mẹ. Mẹ cũng có thể tập thể thao, uống nhiều nước và giữ trạng thái cơ thể thoải mái để đảm bảo duy trì nguồn sữa.

Trẻ bắt đầu ăn dặm

Khi bé bắt đầu ăn dặm, bé sẽ bú ít hơn. Điều này giúp giảm thiểu nhu cầu bú sữa mẹ một cách tự nhiên.

Khắc phục

Mẹ cần kiểm tra thường xuyên tình trạng bỉm của bé để biết khi nào bé thiếu sữa (nước):

  • Tã không đủ ướt (tã ướt ít, tã có màu vàng sậm), hoặc số lượng tã bẩn hàng ngày thấp hơn đáng kể so với mức trung bình;
  • Trẻ tăng cân chậm cho với tiêu chuẩn (WHO để xuất);

Mẹ nên cho trẻ ăn theo cữ phù hợp để đảm bảo bé đói và cần thêm nguồn sữa.

**Bệnh viện Hồng Ngọc là bệnh viện đầu tiên tại Hà Nội nhận danh hiệu “Bệnh viện Thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc.”. Đây là một trong những địa chỉ được hàng ngàn mẹ bầu tin tưởng. Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh đã và đang được bệnh viện áp dụng theo đúng khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế. 100% mẹ bầu sinh con (kể cả sinh thường và sinh mổ) tại đây đều được da kề da với con sau sinh, trẻ được bú mẹ ngay trong vòng vài giờ đầu sau sinh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Bài viết liên quan