Vì sao phải xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai?

Vì sao phải xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai?

28-03-2020

Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai sẽ cung cấp cho bác sĩ những thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện ra những vấn đề nguy hiểm trong thời kỳ dưỡng thai hay quá trình sinh nở của bản thân.

Xét nghiệm máu

Tại sao cần xét nghiệm máu khi mang thai?

Xét nghiệm máu là bước quan trọng cần được thực hiện trong thời kỳ mang thai. Dựa vào kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của sản phụ và quá trình phát triển của em bé.

Thêm vào đó, dựa vào các chỉ số trên kết quả, các bác sĩ còn đưa ra những dự đoán về nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ và chuẩn bị cho quá trình sinh nở diễn ra được an toàn. Việc phát hiện sớm các nguy cơ sẽ giúp chủ động hơn trong việc đưa ra những phương án can thiệp phù hợp và kịp thời để hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc.

Những xét nghiệm máu trong thời kỳ mang thai bao gồm:

  • Xét nghiệm nhóm máu

  • Xét nghiệm yếu tố Rh

  • Xét nghiệm công thức máu

  • Xét nghiệm đường huyết

  • Xét nghiệm hàm lượng sắt

  • Xét nghiệm các vi khuẩn và virus như HIV, giang mai, Rubella, viêm gan B,…

  • Một số xét nghiệm khác tùy từng hoàn cảnh thực tế

Tuy những xét nghiệm này không yêu cầu phải thực hiện toàn bộ nhưng để đảm bảo có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh thì chị em nên tiến hành để giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời những vấn đề phát sinh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai Xét nghiệm máu là bước quan trọng trong quá trình dưỡng thai của phụ nữ

Thời điểm bà bầu cần xét nghiệm máu

Thông thường, không có bất kỳ quy định bắt buộc nào về việc yêu cầu thai phụ phải xét nghiệm máu. Tuy nhiên, xét nghiệm máu trên thực tế là cần thiết với mẹ bầu, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên.

Bên cạnh đó, vào khoảng tuần từ 28 trở đi, khi đăng ký sinh tại một số bệnh viên thì các mẹ bầu cần tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số về nhóm máu, sự đông máu hay một số bệnh về máu,… để có chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn sau này.

 width=

Quy trình xét nghiệm máu

Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm máu là vào buổi sáng. Trước khi tiến hành xét nghiệm, mẹ bầu cần nhịn ăn để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Quá trình lấy máu diễn ra vô cùng nhanh chóng và đơn giản. Một số trường hợp, các chị em có thể cảm thấy hơi đau nhói hoặc thâm tím tại vết chích nhưng sẽ hết nhanh nên không cần quá lo lắng.

Chỉ số xét nghiệm máu cần thiết của phụ nữ mang thai trong thai kỳ

  • Nhóm máu

Việc xét nghiệm giúp nhận biết nhóm máu (A, B, AB, O) sẽ giúp ích rất nhiều cho thai phụ trong trường hợp cần được truyền máu khẩn cấp, ví dụ nếu bạn bị chảy máu nhiều (xuất huyết) khi mang thai hoặc khi sinh.

  • Yếu tố Rh

Xét nghiệm yếu tố Rh giúp nhận định thai phụ mang Rh + (dương tính) hay Rh- (âm tính). Thông thường thì tỉ lệ người mang nhóm máu Rh+ chiếm đại đa số còn Rh- tương đối hiếm.

Ở một số trường hợp, khi người cha có yếu tố Rh+ còn người mẹ mang thai có yếu tố Rh- thì nhiều khả năng đứa trẻ sẽ mang yếu tố Rh+ (đây là hiện tượng bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con). Và hệ quả là cơ thể người mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể khiến hồng cầu ở thai nhi bị phá hủy ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Chính vì thế việc nắm trước được vấn đề này sẽ giúp các bác sĩ tiến hành tiêm Globulin miễn dịch Rh vào cơ thể người mẹ để giảm thiểu yếu tố rủi ro cho đứa bé.

Kiểm soát tình trạng thiếu máu

Bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ làm xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu khi mới bắt đầu mang thai và lần xét nghiệm nữa vào khoảng tuần 28-34. Thiếu máu nặng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai, trong khi thiếu máu nhẹ sẽ làm mẹ mệt mỏi.

Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai Xét nghiệm máu trên thực tế là cần thiết với mẹ bầu, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên
  • Hàm lượng sắt trong máu

Trong quá trình tạo máu, sắt là thành phần quan trọng không thể thiếu. Hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt là vô cùng phổ biến trong quá trình mang thai. Việc phát hiện sớm thông qua xét nghiệm sẽ giúp thai phụ nhanh chóng bổ sung hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện một số loại bệnh

  • HIV

Virus HIV sẽ gây ra bệnh AIDS, gây các nhiễm trùng trong khi mang thai, sinh nở và cho con bú. Điều trị cho mẹ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ truyền bệnh cho bé và đó là lý do vì sao thai phụ được khuyên nên xét nghiệm máu.

  • Viêm gan siêu vi B

Nếu virus này truyền vào bé, nó sẽ gây bệnh gan. 

  • Rubella

Còn gọi là sởi Đức, Rubella gây hại cho 90% bé sơ sinh nếu mẹ bị bệnh trong 3 tháng đầu mang thai.

  • Bệnh tiểu đường

Nếu bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ thì bạn cần làm xét nghiệm dung nạp glucose vào giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ.

  • Giang mai

Thêm một bệnh lây qua đường tình dục nữa mà nếu không điều trị, có thể dẫn tới sảy thai hoặc thai lưu. Thai phụ sẽ được tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra giang mai. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi bằng kháng sinh.

  • Cảnh báo nguy cơ bị Down

Giữa tuần 10 và 18 của thai kỳ, xét nghiệm máu cho thai phụ có thể cảnh báo nguy cơ bị bệnh Down ở bé. Nguy cơ này cũng được phát hiện sớm qua đo độ mờ da gáy.

  • Tế bào hình liềm

Đây là bệnh di truyền nghiêm trọng, cần được chăm sóc trong suốt cuộc đời. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh này thì con của họ có nguy cơ bị bệnh cao.

Xét nghiệm nước tiểu

Tầm quan trọng của việc xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng và được thực hiện thường xuyên trong suốt thời kỳ mang thai.

Sở dĩ nhận định đây là xét nghiệm quan trọng bởi thông qua kết quả, các bác sĩ có thể kiểm tra mức độ protein, glucose và máu cũng như xác định các dấu hiệu nhiễm trùng. Từ những bất thường trong kết quả xét nghiệm sẽ là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tiền sản giật (huyết áp cao) hoặc nhiễm trùng thận và bàng quang.

Vậy nên việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp cho các mẹ bầu nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân và có hướng điều trị kịp thời nếu không may mắc bệnh.

Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng và được thực hiện thường xuyên trong suốt thời kỳ mang thai

Nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi nào?

Xét nghiệm nước tiểu thường được thực hiện ngay trong lần khám thai đầu tiên. Mẹ bầu có thể làm xét nghiệm xuyên suốt trong quá trình khám thai định kỳ. Xét nghiệm này không gây ra bất cứ rủi ro nào cho sức khỏe của mẹ và bé nên hoàn toàn yên tâm và coi đây như một cách kiểm tra sức khỏe tiêu chuẩn của bản thân.

Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện những gì?

  • Đường

Đối với sản phụ khỏe mạnh thường có rất ít hoặc không có đường (glucose) trong nước tiểu khi mang thai. Nhưng khi lượng đường trong máu quá cao thì chúng có thể lắng xuống trong nước tiểu. Điều này là dấu hiệu nhận biết về căn bệnh tiểu đường thai kỳ, một dạng bệnh tiểu đường chỉ phát triển trong thai kỳ. Nó xảy ra khi hormone thai kỳ phá vỡ khả năng sử dụng insulin của cơ thể, một hóa chất biến đường trong máu thành năng lượng.

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên không thể kiểm soát được cân nặng của trẻ và em bé của các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có khả năng nặng hơn 4kg. Điều này khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, nồng độ glucose không được kiểm soát trong suốt thai kỳ cũng dẫn đến nguy cơ dị tật tim, thận và cột sống ở trẻ sơ sinh.

Ngay cả khi kết quả xét nghiệm nước tiểu của bạn vẫn bình thường thì hầu hết mẹ bầu đều được chỉ định lấy máu để xét nghiệm glucose trong tuần từ 24 đến 28. Nhưng đừng băn khoăn vì mức đường cao bất thường không có nghĩa là bạn bị tiểu đường - uống nước ngọt hoặc ăn no gần với thời gian kiểm tra cũng có thể gây ra kết quả dương tính giả. Vậy nên, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm để theo dõi liệu bạn có thực sự bị tiểu đường thai kỳ hay không.

  • Vi khuẩn

Nếu xuất hiện vi khuẩn trong nước tiểu thì đó là dấu hiệu rõ ràng của bệnh nhiễm trùng tiểu. Có tới 8% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiểu, nhưng nhiều người thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận và gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho mẹ hoặc em bé.

Nhiễm trùng tiểu thường hiếm khi dẫn đến các biến chứng nặng hơn. Nhưng nếu không điều trị, chúng có thể làm hỏng thận của bạn và làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc sinh non.

  • Ketone

Khi chất béo bị phân hủy để lấy năng lượng thay vì carbohydrate, kết quả là tạo ra các sản phẩm phụ có tính axit được gọi là ketone. 

Nếu nồng độ ketone trong nước tiểu của thai phụ cao, bác sĩ sẽ căn cứ vào thói quen ăn uống hay sinh hoạt để tìm hiểu nguyên nhân. Trong trường hợp buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng thì sản phụ có thể được chỉ định nhập viện và truyền tĩnh mạch.

Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai Khi chất béo bị phân hủy để lấy năng lượng thay vì carbohydrate, kết quả là các sản phẩm phụ có tính axit được gọi là ketone
  • Chất đạm

Protein trong nước tiểu (protein niệu) có thể báo hiệu nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), nhiễm trùng thận hoặc bệnh thận mãn tính. Khi protein niệu phát triển vào giai đoạn gần cuối thai kỳ, đó có thể là dấu hiệu sớm của tiền sản giật, một tình trạng liên quan đến thai kỳ có thể gây ra huyết áp cao vào khoảng thứ 20 của thai kỳ và làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và bé. Tiền sản giật biến chứng khá nguy hiểm nên cần điều trị ngay để ngăn ngừa các nguy cơ gây ảnh hướng sức khỏe và quá trình sinh nở.

Trong trường hợp sản phụ bị protein niệu và huyết áp ở mức bình thường, bác sĩ có thể yêu cầu nuôi cấy nước tiểu để xác định xem nhiễm trùng có gây ra protein niệu hay không.

Nếu bạn bị tiền sản giật, bác sĩ sẽ theo dõi cơ thể mẹ cùng  em bé và có thể đề nghị nghỉ ngơi tại giường để giảm huyết áp. Một khi được chẩn đoán tiền sản giật thì sản phụ thường được khuyên nên chuyển dạ hoặc thực hiện sinh mổ để đảm bảo an toàn cho em bé.

Trong trường hợp xấu nhất, các bác sĩ có thể đề nghị chuyển hoặc thực hiện mổ lấy thai trước thời hạn.

Các bước thực hiện xét nghiệm nước tiểu

Sản phụ sẽ được phát một cốc lấy mẫu nước tiểu cùng khăn lau tiệt trùng.

Quá trình tiến hành lấy mẫu:

Đầu tiên hãy đảm bảo rửa tay thật sạch và cầm cốc đựng mẫu.

Tiến hành tiểu trong vài giây vào bồn cầu và đặt cốc giữa dòng nước cho đến khi lấy đủ mẫu được yêu cầu. Cuối cùng, mẹ mang mẫu nước tiểu về phòng để mang đi xét nghiệm và chờ kết quả.

Lưu ý khi xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu

  • Để đảm bảo kết quả chính xác nhất thì mẹ bầu cần nhịn ăn và nhịn đi tiểu trước khi tiến hành xét nghiệm.

  • Ngoài ra, mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng nước ấm, tránh dùng các dung dịch tẩy rửa có tính kiềm hoặc axit cao vì có thể dễ khiến môi trường âm đạo thay đổi.

  • Một điều lưu ý nữa là không nên ăn các thực phẩm có màu đậm vì có thể khiến nước tiểu đổi màu.

  • Hạn chế tập thể dục quá sức trước khi xét nghiệm và không nên dùng bất cứ loại thuốc nào trước khi xét nghiệm vì có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai ở đâu?

Xét nghiệm máu và nước tiểu là hai xét nghiệm cơ bản nhất trong thời kỳ mang thai nên bất kỳ cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện loại xét nghiệm này.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những bệnh viện tư nhân được nhiều mẹ bầu tin tưởng về chất lượng dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói.

Đăng ký gói thai sản Hồng Ngọc, mẹ sẽ được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm máu và nước tiểu trong suốt thai kỳ, được chăm sóc và theo dõi sức khỏe với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, sau sinh, mẹ có thể lưu viện tại hệ thống phòng ốc tiện nghi, sạch sẽ với nhiều lựa chọn từ phòng đơn, đôi, dulexe, tổng thống...

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay