Thang đo sàng lọc nguy cơ tăng động giảm chú ý ở trẻ em ADHD Vanderbilt

Thang đo sàng lọc nguy cơ tăng động giảm chú ý ở trẻ em ADHD Vanderbilt

27-03-2024

Cha mẹ có thể sử dụng thang đo ADHD Vanderbilt như một công cụ hỗ trợ chẩn đoán tăng động giảm chú ý tại nhà. Kiểm tra và trả lời với thang đo giúp tầm soát sớm nguy cơ và có phương án can thiệp sớm.

Thang đo sàng lọc ADHD Vanderbilt là gì?

Thang đo ADHD Vanderbilt là một công cụ dùng để đánh giá sơ bộ về tình trạng tăng động giảm chú ý và thiếu tập trung của trẻ. Đây là một dạng rối loạn phát triển thần kinh khiến trẻ có xu hướng hiếu động thái quá, bốc đồng, hấp tấp. Hội chứng này cũng bao gồm tình trạng giảm chú ý, khiến trẻ kém tập trung hơn trong mọi tình huống.

Thang đo sàng lọc ADHD Vanderbilt giúp cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để các bác sĩ chuyên khoa đưa ra phán đoán chính xác về sức khỏe tinh thần của người bệnh. Đây là biện pháp được phát triển bởi Mark L Wolraich tại Trung tâm Khoa học Y tế Oklahoma.

Thang đo được dùng trong các trường hợp sau:

  • Giúp phát hiện các dấu hiệu tiêu biểu của tăng động giảm chú ý và các chức năng bị suy giảm.

  • Hỗ trợ sàng lọc một số bệnh đi kèm ADHD như: trầm cảm; rối loạn hành vi, lo lắng và rối loạn thách thức chống đối.

  • Hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán và điều trị ADHD.

Tăng động giảm chú ý ADHD khiến trẻ khó tập trung, ảnh hưởng đến kết quả học tập

Những ai nên sử dụng thang ADHD Vanderbilt

Các phụ huynh khi nghi ngờ thấy trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý có thể thực hiện thang đo ADHD Vanderbilt để tiến hành sàng lọc. Ngoài ra, trẻ em từ 2 – 12 tuổi có thể tham gia trả lời thang nếu như có các dấu hiệu như sau:

  • Không thể ngồi yên và dễ bị phân tâm khi học tập, khi đang làm việc gì đó.

  • Không lắng nghe mà hay nói chen vào khi người khác nói chuyện với mình.

  • Thường xuyên quên đồ đạc, làm mất vật dụng tùy thân.

  • Không quản lý tốt thời gian, thiếu trách nhiệm, sắp xếp công việc lộn xộn.

  • Thường chạy, nhảy, trèo leo ở những nơi không phù hợp dù đã được nhắc nhở.

  • Hay bị bồn chồn, lo lắng, nóng nảy và nói quá nhiều.

  • Không thể xếp hàng hay chờ đợi để tới lượt mình.

Thang ADHD Vanderbilt sàng lọc nguy cơ

Dưới đây là thang đo sàng lọc nguy cơ tăng động giảm chú ý. Phụ huynh hãy đọc từng câu dưới đây và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất với biểu hiện hoặc hành vi của trẻ ở ít nhất 2 môi trường: ở nhà và ở trường. 

Sau đó, phụ huynh hãy cộng điểm qua các tiêu chí sau:

  • 0 = Không bao giờ      

  • 1 = Đôi khi      

  • 2 = Thường xuyên      

  • 3 = Rất thường xuyên

Inattention

1

Không tập trung chú ý vào chi tiết hoặc gây ra lỗi do cẩu thả, ví dụ như khi làm bài tập về nhà 

0

1

2

3

2

Gặp khó khăn trong việc chú ý vào những việc cần phải làm

0

1

2

3

3

Có vẻ như không lắng nghe khi người khác đang nói trực tiếp với mình

0

1

2

3

4

Không làm theo hướng dẫn và không hoàn thành nhiệm vụ hay bài tập

0

1

2

3

5

Gặp khó khăn trong việc sắp xếp hay tổ chức nhiệm vụ và hoạt động

0

1

2

3

6

Né tránh, không thích hoặc không muốn bắt đầu hay thực hiện các nhiệm vụ hay bài tập đòi hỏi nỗ lực trí tuệ liên tục

0

1

2

3

7

Mất những vật dụng cần cho nhiệm vụ hay hoạt động (bài tập, bút, sách vở)

0

1

2

3

8

Dễ bị sao nhãng bởi âm thanh hoặc những thứ khác

0

1

2

3

9

Hay quên trong các hoạt động hàng ngày

0

1

2

3

Hyperactivity/Impulsivity

10

Cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo người khi ngồi

0

1

2

3

11

Rời khỏi chỗ ngổi ở những tình huống cần ngồi yên tại chỗ

0

1

2

3

12

Chạy loanh quanh hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống cần phải ngồi yên tại chỗ

0

1

2

3

13

Gặp khó khăn trong việc chơi và bắt đầu chơi các trò chơi đòi hỏi sự yên tĩnh

0

1

2

3

14

Luôn chân luôn tay hoặc hành động như thể ‘được gắn động cơ’

0

1

2

3

15

Nói quá nhiều

0

1

2

3

16

Buột miệng trả lời khi người hỏi chưa hỏi xong

0

1

2

3

17

Gặp khó khăn trong việc chờ đợi đến lượt mình

0

1

2

3

18

Ngắt quãng hay chen ngang vào khi người khác đang nói chuyện hay chơi trò chơi

0

1

2

3

Oppositional-defiant

19

Cãi nhau với người lớn

0

1

2

3

20

Tức giận đến mức độ mất kiểm soát

0

1

2

3

21

Chủ động không tuân theo hoặc từ chối làm theo yêu cầu hay quy định của người lớn

0

1

2

3

22

Chủ định quấy rầy người khác

0

1

2

3

23

Đổ tội cho người khác vì lỗi của chính mình

0

1

2

3

24

Tự ái và dễ bực mình bởi người khác

0

1

2

3

25

Tức giận hoặc chua cay

0

1

2

3

26

Hằn học và trả thù

0

1

2

3

Conduct disorder

27

Bắt nạt, đe dọa hoặc làm người khác sợ

0

1

2

3

28

Khởi đầu việc đánh nhau

0

1

2

3

29

Nói dối để né tránh rắc rối hoặc tránh nhiệm vụ (ví dụ lừa dối người khác)

0

1

2

3

30

Nghỉ hoặc trốn học mà không có sự cho phép

0

1

2

3

31

Đánh, đá hoặc làm thương người khác 

0

1

2

3

32

Ăn trộm những thứ có giá trị

0

1

2

3

33

Phá hoại đồ đạc người khác một cách chủ ý

0

1

2

3

34

Đã từng sử dụng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng (như gậy, dao, gạch đá, súng)

0

1

2

3

35

Đánh, đá hoặc làm thương động vật

0

1

2

3

36

Đã đốt lửa để phá hoại một cách có chủ ý

0

1

2

3

37

Đã từng đột nhập vào nhà, văn phòng hay xe ôtô của ai đó

0

1

2

3

38

Đã từng qua đêm bên ngoài mà không có sự cho phép

0

1

2

3

39

Đã từng bỏ nhà đi qua đêm

0

1

2

3

40

Đã từng cưỡng ép ai đó thực hiện hành vi tình dục

0

1

2

3

Anxiety/Depression

41

Sợ hãi, bồn chồn, hoặc lo lắng

0

1

2

3

42

Sợ thử những điều mới vì sợ mắc lỗi

0

1

2

3

43

Cảm thấy vô dụng hoặc thấp kém

0

1

2

3

44

Tự trách bản thân, cảm thấy có tội

0

1

2

3

45

Cảm thấy cô đơn, vô ích, không được yêu thương; phàn nàn rằng “không có ai yêu con”

0

1

2

3

46

Buồn rầu, sầu não, hoặc trầm cảm

0

1

2

3

47

E dè và dễ ngượng ngùng

0

1

2

3

Tiếp theo, phụ huynh hãy chọn phương án đúng với trẻ hàng ngày

  • 1 là kém nhất.
  • 2,3 là bình thường.
  • 4 là tốt hơn bình thường một chút.
  • 5 là rất tốt.
 

Đang gặp

 vấn đề

Bình thường

Tốt hơn

 bình thường

a. Hãy đánh giá chung về tình hình học tập của con bạn ở trường?

1

2

3

4

5

     a1. Khả năng học đọc thế nào?

1

2

3

4

5

     a2. Khả năng học viết thế nào?

1

2

3

4

5

     a3. Khả năng học toán thế nào?

1

2

3

4

5

b. Mối quan hệ của con bạn với bạn thế nào?

1

2

3

4

5

c. Mối quan hệ của con bạn với anh chị em của cháu trong gia đình thế nào?

1

2

3

4

5

d. Mối quan hệ của con bạn với bạn bè cùng lứa thế nào?

1

2

3

4

5

e. Con bạn tham gia các hoạt động hoặc chơi trò chơi theo nhóm thế nào?

1

2

3

4

5

Hướng dẫn chấm điểm thang ADHD Vanderbilt

Các phụ huynh thông qua câu hỏi từ thang ADHD Vanderbilt và đánh giá nguy cơ tăng động giảm chú ý ở trẻ. Các bậc phụ huynh có thể chấm điểm theo hướng dẫn sau:

  • Từ câu 1 – 9, nếu kết quả của trên 6 câu đạt từ 2 điểm trở lên thì trẻ có khả năng mắc ADHD dạng giảm tập trung.

  • Từ câu 10 – 18, nếu kết quả của trên 6 câu đạt 2 điểm trở lên thì trẻ có khả năng mắc ADHD dạng tăng động – xung động.

  • Trong trường hợp cả mục 1 và mục 2, trẻ đều có số điểm cao, thì trẻ có nguy cơ mắc ADHD dạng kết hợp.

  • Nếu từ câu 1 – 47, trẻ có kết quả chấm điểm > 5 câu đạt mức 3 điểm, thì khả năng cao trẻ đã mắc tăng động giảm chú ý.

Tình trạng ADHD có thể đã xuất hiện khi trẻ học mẫu giáo, hoặc nhỏ hơn nữa. Do vậy, việc thực hiện đánh giá sàng lọc ADHD nên được thực hiện sớm để không bỏ lỡ khoảng thời gian tốt nhất để chẩn đoán và can thiệp. Điều này đóng vai trò quan trọng giúp trẻ gia tăng hiệu quả phát triển cải thiện kỹ năng trong tương lai.

Lưu ý khi sử dụng thang đo ADHD Vanderbilt

Khi sử dụng thang đo để đánh giá tình trạng của trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Thang đo chỉ có tác dụng sàng lọc/ hỗ trợ chẩn đoán.

  • Người đánh giá trả lời cho thang đo cần là người chăm sóc trẻ trên 6 tháng trở lên.

  • Cần kết hợp thăm khám lâm sàng cùng bác sĩ để chẩn đoán ADHD. Phụ huynh tuyệt đối không dựa vào kết quả trên thang để đánh giá bệnh của trẻ.

  • Các kết quả trên thang có thể bị sai lệch so với thực tế do một số người đánh giá có thể không muốn thừa nhận/ hoặc không đủ thông tin để trả lời các vấn đề được đề cập trong thang.

Tham gia đánh giá sàng lọc ADHD Vanderbilt sớm giúp trẻ tranh thủ được khoảng thời gian tốt nhất để chẩn đoán và can thiệp. Điều này đóng vai trò quan trọng giúp trẻ gia tăng hiệu quả phát triển cải thiện kỹ năng trong tương lai.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Cơ sở chuyên khoa liên quan

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay