Phục hồi sau gãy cổ xương đùi

Phục hồi sau gãy cổ xương đùi

15-11-2013
Sống khỏe

Hỏi:

Anh trai tôi bị gãy cổ xương đùi, đã phẫu thuật được 3 tháng nhưng hiện tại chân vẫn chưa gập chân và tự nâng lên được. Xin bác sĩ tư vấn các biện pháp phục hồi sau điều trị gãy xương để nhanh chóng cử động như bình thường. (Trần Ngãi, Bình Dương).

Trả lời: Biện pháp phục hồi sau gãy cổ xương đùi

Gãy cổ xương đùi là kiểu gãy nội khớp của xương lớn nhất cơ thể, thường xảy ra sau chấn thương. Các bè xương vùng cổ xương đùi chi hai bè cung nhọn và nan quạt, tiếp giáp giữa hai bè này là điểm yếu (cổ phẫu thuật). Bởi vậy, gẫy cổ xương đùi thường xảy ra ở điểm yếu này. Nếu gẫy xương càng sát chỏm thì nguy cơ hoại tử chỏm càng lớn vì ở đây ít mạch máu nuôi dưỡng.

Đây là gẫy xương phạm khớp làm máu từ ổ gãy chảy vào khớp, nếu bất động lâu sẽ dẫn đến thoái hóa và dính khớp. Bệnh nhân cần điều trị sớm, phẫu thuật sớm, cố định tốt, vận động sớm để tránh dính khớp.

Gãy cổ xương đùi

Những biện pháp phục hồi bao gồm:

Cử động khớp

Là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại, tốc độ cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập 10-15 phút, ngày 4-6 lần (Có thể tập từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc bó bột).

Tập duy trì sức cơ

Tập tăng sức căng của cơ và tập co cơ, cụ thể: 

- Tập đi: dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền: thanh ngang đầu trên nạng để tựa bên lồng ngực, dáng đi thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước, không cúi nhìn xuống chân, hai vai ngang bằng.  

+ Tập bước đi có 3 điểm tựa, không tỳ hoặc chỉ tỳ nhẹ tăng dần lên chân đau. Hai tay chống nạng ngay ngắn, hai mũi nạng và bàn chân lành tạo nên tam giác đế. Đưa 2 nạng ra trước 10 - 30cm một cách tăng dần, lấy thăng bằng trên đôi tay cầm, rồi bước chân lành ra trước, tiếp tục bước khác.

+ Dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững: tập chống gậy bên chân lành và bước chân lành ra trước để sức nặng trên chân đau và gậy chống sẽ cùng chịu một lúc.   

+ Thời kỳ xương liền vững tỳ không đau ở ổ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường.

Dùng nhiệt

Túi chườm nước nóng giúp giảm đau, đỡ khó chịu lên chỗ đau.

Tập thói quen thường nhật

Tập làm các động tác như lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên. Tùy mức độ thương tổn mà có thời gian tập cho hợp lý.

Biện pháp xoa nắn

Chỉ nên xoa nắn nhẹ bằng tay. Tuyệt đối không được dùng các loại dầu cao, cồn, thuốc xoa bóp nào để xoa vào các khớp có thể làm xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp.

Nếu gia đình có điều kiện có thể đưa tới các khoa ngoại chấn thương chỉnh hình tại bệnh viện uy tín để được điều trị và phục hồi chức năng.

Bác sỹ Lê Vinh - Trưởng khoa Vật Lý Trị Liệu - Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay