Mất ngủ - dùng thuốc gì?

Mất ngủ - dùng thuốc gì?

15-11-2013
Sống khỏe

Mất ngủ là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi. Theo lứa tuổi tăng dần, nhu cầu ngủ của con người giảm dần. Đến tuổi 65-70 bình quân mỗi người chỉ ngủ khoảng 4-5 giờ trong đêm.

Nguyên nhân mất ngủ

Có một số bệnh dẫn đến mất ngủ ở người cao tuổi:

Đây là bệnh phổ biến nhất gây mất ngủ ở người cao tuổi. Ở lứa tuổi thanh niên, bệnh trầm cảm chiếm tỷ lệ 6% dân số. Nhưng đến lứa tuổi trên 45, tỷ lệ này tăng vọt thành 25% dân số.

Bệnh nhân thường than phiền khó vào giấc ngủ (2-3 giờ sau khi đi nằm mới có thể ngủ được), giấc ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc giữa chừng, khó ngủ lại được, thức dậy sớm và cảm thấy rất mệt mỏi sau khi ngủ dậy.

Trong một đêm, bệnh nhân chỉ ngủ được khoảng 2-3 giờ, nếu bệnh nặng thêm, bệnh nhân có thể mất ngủ hoàn toàn.

Thật ra, đầu buổi tối, bệnh nhân thường hay buồn ngủ, vì vậy mới có hiện tượng ngủ gật khi xem tivi, nghe đài... Nhưng khi vào giường thì họ lại cảm thấy rất tỉnh táo và không thể ngủ được.

Nhiều trường hợp, bệnh nhân cảm thấy uể oải vào buổi sáng nhưng lại hơi hưng phấn vào buổi tối nên họ không có cảm giác buồn ngủ.

Chính vì không ngủ được, bệnh nhân thấy đêm rất dài, họ cảm thấy khó chịu với mọi người đơn giản vì những người này ngủ được còn họ thì không (chê người này, người kia ngáy to khi ngủ). Kèm theo mất ngủ, bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi về buổi sáng, buổi chiều thì đỡ mệt hơn.

Họ luôn lo lắng quá mức về bệnh mất ngủ của mình, buồn rầu, chán nản. Những bệnh nhân này thường có khả năng chú ý và trí nhớ rất kém. Nhiều người trong số họ bi quan, chán nản và luôn nghĩ đến cái chết (có thể có hành vi tự sát).

Thật ra, trên bệnh nhân cao tuổi, họ thường bị các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, u tiền liệt tuyến, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, suy tim, bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính... Chính các bệnh này làm cho bệnh cảnh lâm sàng của trầm cảm trở nên phức tạp hơn nhiều.

Cũng chính các bệnh mạn tính này và các thuốc điều trị chúng có thể làm cho tình trạng trầm cảm của bệnh nhân trở nên nặng và khó điều trị hơn.

Điều trị

Bệnh nhân trầm cảm là người cao tuổi thường đáp ứng điều trị tốt, nhưng hay có nhiều tác dụng phụ xuất hiện khi dùng thuốc.

Các bệnh nhân trầm cảm cao tuổi thường được điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm mới, ít tác dụng phụ, không độc với tim mạch... và liều dùng thường chỉ bằng 1/2 liều của người trẻ.

Chính vì liều thuốc sử dụng thường là thấp nên hiệu quả điều trị cũng xuất hiện chậm hơn (thường sau 6-8 tuần điều trị mới có hiệu quả rõ ràng).

Như vậy, sau khi đã chẩn đoán xác định là trầm cảm, cần có chiến lược điều trị bằng thuốc chống trầm cảm cụ thể sao cho thích hợp với từng bệnh nhân.

Cần lưu ý rằng, bác sĩ có thể phối hợp với các thuốc an thần mới có tác dụng gây ngủ như olanzapin, thioridazxin liều thấp để tăng hiệu quả điều trị.

Thời gian điều trị của các bệnh nhân này kéo dài suốt đời.

Mất ngủ tiên phát. Mất ngủ tiên phát có thể gặp ở người cao tuổi nhưng ít hơn so với tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh nhân có biểu hiện mất ngủ giống như trong bệnh trầm cảm.

Nhưng họ không có các triệu chứng khác của trầm cảm như mệt mỏi, chán ăn, trí nhớ và chú ý kém... Họ thường tỏ ra uể oải về ban ngày nhưng hơi hưng phấn về buổi tối.

Điều trị của mất ngủ tiên phát ở người cao tuổi thường dùng thuốc an thần hoặc chống trầm cảm có tính an dịu cao liều thấp.

Như dùng olanzapin 1viên/ngày, uống buổi tối. Lưu ý không dùng cho người quá béo hoặc người bị đái tháo đường. Hoặc mirtazapin 1/2 viên/ngày, uống sau bữa ăn tối.

Thời gian điều trị cũng phải kéo dài suốt đời vì bệnh mạn tính và hay tái phát.

Như vậy, cả hai loại bệnh trên đều không có chỉ định dùng rotunda. Do vậy cũng dễ hiểu tại sao bác dùng rotunda không có hiệu quả. Vì vậy bác nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Chúc bác chóng bình phục!

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay