Bệnh loãng xương là gì? nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh loãng xương là gì? nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

27-10-2022

Khi bước vào độ tuổi trung niên, mật độ xương suy giảm là lúc chúng ta phải đối mặt với nguy cơ bệnh loãng xương. Vậy bệnh loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng ra sao? Điều trị thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương

hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày một thưa dần, khiến cho xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay hoặc bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số trường hợp xương bị gãy không lành lại được, đặc biệt là khi bị gãy xương hông.

Đây là một căn bệnh tiến triển thầm lặng và thường chỉ được phát hiện khi xương bị gãy. Nhiều người lầm tưởng rằng bệnh loãng xương là do tuổi già. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế cho biết loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

loãng xương

Loãng xương là tình trạng xương bị giòn xốp và mỏng dần

Nguyên nhân bệnh loãng xương

Loãng xương được chia làm hai nhóm chính:

- Nguyên phát: Thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, người cao tuổi.

- Thứ phát: Do các nguyên nhân như rối loạn nội tiết, bệnh lý gan thận…

Đa phần, nguyên nhân gây bệnh loãng xương là lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới.

Khi tuổi tác tăng, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn nó được tạo ra, từ đó gây ra bệnh loãng xương. Vì thế, nguy cơ bị loãng xương của bạn phụ thuộc vào khối lượng xương cao nhất mà bạn đã đạt được khi còn trẻ. Nếu khối lượng xương cao nhất nhiều tức là bạn đã “dự trữ” được nhiều xương hơn và khả năng bị loãng xương khi về già càng ít.

Triệu chứng bệnh loãng xương

Loãng xương không có triệu chứng rõ ràng, thường khi xuất hiện các biểu hiện thì bệnh đã ở mức độ nặng. Khoảng 60% trường hợp xẹp đốt sống do loãng xương không có biểu hiện lâm sàng. 

Các triệu chứng phổ biến của loãng xương bao gồm:

- Đau nhức đầu xương: đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất, người bệnh sẽ có cảm giác mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân

- Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.

- Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.

- Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

- Gù, giảm chiều cao: Khi một người có giảm chiều cao từ 3cm/2 năm là dấu hiệu của bệnh loãng xương.

- Gãy xương sau những cú ngã nhẹ. Đây là biến chứng của loãng xương. Với tất cả trường hợp gãy xương sau những va chạm nhẹ, gãy xương tự phát cần được đo loãng xương.

- Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp gây ra các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.

loãng xương

Gù lưng là biểu hiện của bệnh loãng xương

Chẩn đoán bệnh loãng xương

Do loãng xương là bệnh lý tiến triển âm thầm, hầu như không có biểu hiện lâm sàng cho đến khi có biến chứng nên chẩn đoán loãng xương chủ yếu dựa vào đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA - đây phương pháp được WHO khuyến cáo.

Những trường hợp nên đo mật độ xương bao gồm:

Đối với người trên 50 tuổi

- Người bị gãy xương

- Các yếu tố nguy cơ lâm sàng của loãng xương: tiền sử gia đình, bệnh kèm theo, sử dụng thuốc có nguy cơ loãng xương, uống rượu, hút thuốc lá, thể trạng thấp bé,…

- Chụp X-quang có hình ảnh tăng thấu quang, xẹp đốt sống.

Ở người dưới 50 tuổi

- Gãy xương sau cú ngã nhẹ.

- Suy sinh dục hoặc mãn kinh sớm (45 tuổi)

- Hội chứng kém hấp thu.

- Sử dụng glucocorticoid kéo dài.

- Sử dụng các thuốc có nguy cơ cao khác.

- Cường cận giáp nguyên phát.

Các xét nghiệm chẩn đoán loãng xương bao gồm:

- Nghiệm pháp đánh giá mật độ xương: chụp X-quang để đo mật độ xương ở phần cột sống thắt lưng, vùng cổ xương đùi hoặc cổ tay. Phương pháp chụp X-quang hấp thụ năng lượng kép (DEXA) là phương pháp phổ biến nhất. Nghiệm pháp này không gây đau đớn và chỉ mất vài phút, ra kết quả chính xác cho biết lượng xương bị mất.

- Xét nghiệm máu và nước tiểu: kiểm tra lượng nội tiết tố và phát hiện các nguy cơ làm tăng sự mất xương như sự thiếu hụt các loại vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.

Điều trị loãng xương hiệu quả

- Cung cấp lượng canxi cho cơ thể đúng theo mức khuyến cáo, không bổ sung dư thừa. Nên dung nạp vào cơ thể 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày cho người ở độ tuổi từ 1 đến 70 tuổi và 800 IU mỗi ngày từ 71 tuổi trở lên.

- Thăm khám bác sĩ về các loại thuốc hay thực phẩm chức năng đang sử dụng có nguy cơ gây giảm mật độ xương. Tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về lợi ích và rủi ro của liệu pháp thay thế estrogen nếu người bệnh đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc đã cắt bỏ buồng trứng.

- Sử dụng thuốc uống: thuốc điều trị loãng xương rất đa dạng. Trong đó, Bisphosphonates là thuốc loãng xương phổ biến dành cho phụ nữ sau mãn kinh, người cao tuổi, nam giới thuộc nhóm nguy cơ (nghiện rượu bia, thuốc lá,…), có tác dụng ức chế quá trình hủy xương. Phần lớn thuốc điều trị loãng xương cần uống hàng tuần, uống trước bữa ăn sáng ít nhất 30 phút và sau uống không được nằm ít nhất 30-60 phút; thuốc bị giảm hấp thu bởi thức ăn, đồ uống chứa sắt, calci. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng phụ như gây trào ngược dạ dày thực quản, vì thế nên hạn chế sử dụng thuốc uống cho bệnh nhân có bệnh lý dạ dày - thực quản trước đó.

- Truyền loãng xương: Hiện nay, Aclasta là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị loãng xương với cơ thế ức chế hủy xương, giúp tăng khối lượng xương và giảm gãy xương cao nhất. Thuốc được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch trong khoảng 15 phút nhưng hiệu quả kéo dài trong 12 tháng và được chỉ định dùng thuốc 1 lần/ năm. Thuốc ít tác dụng trên đường tiêu hóa và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc điều trị loãng xương đường uống.

loãng xương

Tập thể dục là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương

Khi thăm khám và điều trị loãng xương

tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc bệnh nhân sẽ tận hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao hàng đầu Thủ đô:

- Đội ngũ bác sĩ Chuyên khoa Cơ xương khớp từng công tác và làm việc tại các bệnh viện tuyến đầu cả nước như BV Bạch Mai, BV Đại học Y Hà Nội. Trong đó có TS.BS Nguyễn Thị Ngọc với hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị bảo tồn các bệnh lý xương khớp, tránh ảnh hưởng đến bệnh lý nền của bệnh nhân. Cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao khác như: Ths.BS Ngô Thị Trang, Ths. Hoàng Thị Phương Thảo, ThS.BS – Phan Thị Sinh,…

- Gói tầm soát và điều trị loãng xương được xây dựng khoa học, hợp lý

- Hệ thống máy đo mật độ xương (Hologis - USA) hiện đại nhất - Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương

- Thời gian thực hiện nhanh chóng, chính xác.

- Xây dựng phác đồ điều trị riêng theo từng tình trạng bệnh lý của từng khách hàng nếu phát hiện bệnh - An toàn, không đau, không xâm lấn.

- Phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm, chu đáo

- Không gian bệnh viện sạch sẽ, thoáng mát, dịch vụ tiện ích hiện đại

Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn về dịch vụ khám và chữa loãng xương

tại BV Hồng Ngọc, vui lòng đăng ký

TẠI ĐÂY

:

Phòng ngừa và kiểm soát tốt bệnh loãng xương

Bạn có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu tuân thủ những điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn biến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

  • Lắng nghe sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không theo chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.

  • Thường xuyên tập thể dục, các bài tập chịu tải trọng và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp theo khuyến nghị của bác sĩ.

  • Bổ sung đủ canxi và vitamin D thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, giàu thực phẩm có chứa canxi như các sản phẩm từ sữa, cá, đậu, và các loại rau lá xanh.

  • Duy trì trọng lượng tiêu chuẩn, không để thừa cân cũng không thiếu cân.

  • Không hút thuốc.

  • Hạn chế rượu, bia, thức uống có cồn: uống nhiều rượu có thể làm giảm khả năng hình thành xương. Ngoài ra, bị say rượu cũng khiến bạn dễ bị té ngã, dẫn đến tổn thương xương hơn.

  • Cẩn thận để không bị ngã: Chú ý quan sát và tránh các chướng ngại vật mà có thể khiến bạn bị té ngã.

Theo thời gian, sự lão hóa của hệ thống xương khớp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mỗi cá nhân nên chủ động tìm hiểu và có biện pháp phòng ngừa loãng xương để làm chậm quá trình này. Đồng thời, khi xuất hiện những triệu chứng loãng xương, cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra, tư vấn khắc phục bởi các bác sĩ chuyên khoa.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay