Cách phát hiện sớm parkinson ở người cao tuổi

Cách phát hiện sớm parkinson ở người cao tuổi

15-11-2013
Sống khỏe
Mục lục
Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh, có tiến triển chậm, do thoái hoá các nơron thần kinh.
Các dấu hiệu của bệnh
cach-phat-hien-som-parkinson-o-nguoi-cao-tuoi-2

Một số nghiên cứu về bệnh Parkinson cho thấy: từ 50 - 70% bệnh nhân có tình trạng trầm cảm, giảm ham muốn; 50 - 55% rối loạn về tiêu hoá và tiểu tiện; khó nuốt làm cho bệnh nhân ăn rất lâu mới xong bữa; táo bón gặp 50 - 60%, tuổi càng cao tỷ lệ càng tăng; rối loạn về tim mạch: giãn tĩnh mạch hay gặp ở nữ giới, phù chi dưới, tụt huyết áp tư thế đứng; đau các cơ ở gốc chi và chi dưới do sự tăng trương lực cơ; rối loạn về ngữ điệu nói; rối loạn về khớp thường gặp ở các khớp bàn tay và gây những biến dạng, hạn chế động tác.
Dấu hiệu hay gặp nhất ở người cao tuổi bị Parkinson là giảm động tác - tăng trương lực hoặc run - giảm động tác - tăng trương lực, dạng run đơn độc ít gặp ở người cao tuổi (NCT). Ở NCT, ngay từ khi khởi phát, các triệu chứng có thể đầy đủ ở cả hai bên với giảm động tác, tăng trương lực, run và rối loạn thăng bằng.
Triệu chứng về tâm thần thường nặng và tiến triển nhanh. Giảm động tác là rối loạn vận động hay gặp nhất với biểu hiện: mất các động tác tự động sơ cấp và giao thoa với các hoạt động tự phát. Bệnh nhân khó đứng lên khi đang ngồi ghế, khi bắt đầu bước thường khó khăn, bước chân ngắn, rối loạn các động tác vung tay giữ thăng bằng khi đi, khó giữ thăng bằng khi dừng lại. Do rối loạn dáng đi và thăng bằng nên người già bị bệnh này hay bị ngã hơn người trẻ. Bệnh nhân có vẻ mặt bất động, vận động của mắt vẫn tốt, nhất là nhìn xuống nhưng động tác chớp mắt lại giảm. Chữ viết của bệnh nhân ngày càng nhỏ tới mức không đọc được, đây có thể là một triệu chứng đầu tiên của bệnh. 

 
Tăng trương lực cơ có tính chất tạo hình và hiện tượng răng cưa, xảy ra ở các cơ đối trọng, làm cho bệnh nhân có một tư thế đặc biệt: đầu nghiêng, lưng gù, đầu gối hơi gập. Bệnh nhân thường phàn nàn khó mặc quần áo, khó cài khuy, khâu vá, khó ăn... Tăng trương lực thấy rõ ở tư thế đứng hơn là tư thế nằm, tăng lên khi bệnh nhân mệt mỏi hay lo lắng. Tăng trương lực rõ hơn khi co cơ đôi bên. Run xuất hiện từ từ, có đặc điểm là run ở trạng thái nghỉ, khi các cơ đang giãn và biến mất khi bệnh nhân làm động tác hữu ý hoặc thay đổi tư thế. Run tăng lên khi bệnh nhân mệt mỏi, xúc động hoặc tập trung trí tuệ. Run chủ yếu ở bàn tay.
Bệnh nhân Parkinson có một tư thế đặc biệt: đầu nghiêng, lưng gù, đầu gối hơi gập. Rối loạn dáng đi ngay từ khi khởi phát gặp ở 36% bệnh nhân. Biểu hiện là bước chân ngắn, giảm các động tác phối hợp giữa thân mình và hai tay rất đặc biệt. Bệnh nhân thường khó khi bắt đầu bước, bước đi không chắc chắn, có xu hướng bước giật lùi hoặc ngược lại, bước nhanh dần về phía trước, có khi đang đi bệnh nhân dừng lại đột ngột, không thể bước chân lên được. 
 
Rối loạn về tâm thần kinh: lú lẫn tái phát nhiều lần trong giai đoạn khởi phát của bệnh gặp từ 50 - 65% bệnh nhân, trong đó gặp nhiều nhất ở những người đã bị sa sút trí tuệ hoặc rối loạn tâm thần. Rối loạn nhận thức nhẹ: mất tính tự phát, giảm trí tưởng tượng, giao tiếp nghèo nàn, rối loạn nhẹ về trí nhớ... Các test về trí nhớ cho thấy bệnh nhân có rối loạn về khả năng nhắc lại trong khi khả năng nhận biết, nhất là các sự kiện cũ hoặc những sự kiện mới xảy ra vẫn còn tốt.
Lưu ý trong điều trị
cach-phat-hien-som-parkinson-o-nguoi-cao-tuoi-1
 
Các thuốc cần dùng:  levodopa là loại thuốc được chọn lựa đầu tiên, có tác dụng chủ yếu lên hội chứng giảm động tác - tăng trương lực. Trên 80% bệnh nhân đáp ứng tốt với levodopa trong giai đoạn đầu, nhưng 20 - 50% bệnh nhân bắt đầu xuất hiện hiện tượng dao động sau 3 - 5 năm điều trị. Hiện tượng dao động có đặc điểm là chuyển từ hội chứng giảm động tác nặng sang rối loạn động tác, còn được gọi là “tác dụng on-off”, do thời gian tác dụng của levodopa ngày càng giảm dần sau một thời gian điều trị.  
Đối với NCT, hiện tượng này xảy ra sớm hơn và nặng hơn. Hạn chế hiện tượng này bằng cách chia nhỏ liều hoặc phối hợp với các thuốc chủ vận dopamin. Bệnh nhân có tăng trương lực về đêm gây mất ngủ, nên tăng liều buổi chiều hoặc dùng một liều duy nhất vào buổi tối loại tác dụng chậm.
Không nên uống thuốc trong bữa ăn, nhất là bữa ăn nhiều protein thì hấp thu thuốc sẽ giảm, thời gian thuốc tồn đọng trong dạ dày làm thuốc bị thoái hoá và giảm tác dụng. Nên ăn ít protein để giảm bớt hiện tượng này. Tránh dùng levodopa trong các trường hợp: suy tim hoặc suy mạch vành không ổn định, loét dạ dày, tá tràng tiến triển, bệnh tâm thần nặng.
Các thuốc chủ vận dopamin có tác dụng làm giảm hiện tượng dao động. Thuốc bromocriptin tác dụng lên cả 3 triệu chứng chính của bệnh: run, tăng trương lực - giảm động tác. Tuy nhiên, do thuốc có tác dụng phụ gây hoang tưởng, mê sảng, mất ngủ cho nên phải hạn chế sử dụng ở NCT. Apomorphin có tác dụng làm giảm hiện tượng on-off, cải thiện triệu chứng trong 70% trường hợp, cho phép giảm liều levodopa ở 50% bệnh nhân.
 
cach-phat-hien-som-parkinson-o-nguoi-cao-tuoi-3
Điều trị triệu chứng: chống táo bón bằng chế độ ăn nhiều xơ, uống nước nhiều và dùng các thuốc nhuận tràng nhẹ. 
 
Tụt huyết áp tư thế, áp dụng các biện pháp: băng ép, uống đủ nước, nâng cao chân để giảm phù. Nếu tụt huyết áp hay xảy ra sau bữa ăn thì nên chia làm nhiều bữa ăn nhẹ, dùng dihydroergotamin phối hợp với cafein trước bữa ăn.
Rối loạn co thắt bàng quang dùng levodopa. Bệnh nhân trầm cảm có thể dùng các thuốc chống trầm cảm, nhưng thận trọng đề phòng lú lẫn ở NCT. Liệu pháp vận động giúp duy trì hoạt động các khớp, tránh biến dạng cột sống.
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay