Bí tiểu sau sinh có nguy hiểm không?

Bí tiểu sau sinh có nguy hiểm không?

24-06-2020

Bí tiểu sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, nhất là khi sinh ngả âm đạo. Cần hiểu rõ tình trạng bệnh để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị tích cực giúp cho người mẹ giải phóng được những điều khó chịu.  

Tình trạng bí tiểu sau sinh ở phụ nữ

Bí tiểu là tình trạng rối loạn đường tiểu, biểu hiện triệu chứng mắc đi tiểu những không thể tiểu được, và khi thăm khám gõ thấy có cầu bàng quang.

Khoảng 13,5% phụ nữ sau sinh bị bí tiểu. Những sản phụ mắc chứng bí tiểu sau sinh thường có cảm giác căng tức khi ấn bụng. Sau khi hướng dẫn sản phụ tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên, hay chườm ấm lên bụng vùng dưới rốn nhưng sản phụ vẫn không tự đi tiểu được, cảm giác căng tức và khó chịu ngày càng tăng.

Nguyên nhân nên tình trạng bí tiểu sau khi sinh

Bí tiểu sau sinh Tình trạng bí tiểu làm sản phụ cảm thấy khó chịu

Bí tiểu sau sinh có thể gặp ở mọi phụ nữ và khiến chị em khó chịu, thậm chí là đau tức khi ấn vào vùng bụng dưới. 

Với phụ nữ đẻ thường

Trong quá trình chuyển dạ, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây phù thũng, giảm hoạt động co bóp và khiến nước tiểu khó được đào thải. Trong thời gian dài làm bàng quang căng giãn, mất trương lực và làm co thắt cơ cổ bàng quang. 

Một số trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sổ ra được dễ dàng hơn, sau khi khâu vết rạch, vết thương sẽ sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. 

Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ.

Với phụ nữ đẻ mổ

Thuốc gây tê tủy sống có hàm lượng Bupivacaine và Fentanyl (thuộc nhóm opioid) có tỷ lệ gây bí tiểu 10 - 15% sau mổ. Do đó, phải kiên nhẫn chờ cho đến khi hết tác dụng của thuốc thì hiện tượng bí tiểu của mẹ mới được chẩn đoán rõ ràng. Ngoài ra đối với sản phụ sinh mổ, tổn thương do thủ thuật thô bạo, dập bàng quang gây liệt bàng quang gây bí tiểu sau sinh.

Triệu chứng lâm sàng khi bị bí tiểu sau sinh

Một số triệu chứng cho thấy mẹ bị bí tiểu:

  • Sau sinh khoảng 3 - 4 giờ, có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được.

  • Khi bác sĩ khám lâm sàng thấy bụng sản phụ mềm, khối tử cung co hồi tốt, vùng dưới rốn xuất hiện một khối cầu khác là cầu bàng quang.

  • Sau khi hướng dẫn tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên, hay chườm ấm lên bụng vùng dưới rốn nhưng sản phụ vẫn không tự đi tiểu được.

  • Cảm giác căng tức và khó chịu ngày càng tăng, đặc biệt là khi ấn bụng.

Bí tiểu sau sinh Biểu hiện trên lâm sàng của bí tiểu sau sinh là mẹ có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể tiểu được

Bí tiểu sau sinh có nguy hiểm không?

Thông thường bí tiểu sau sinh có thể tự hết sau khi hết thuốc gây tê hoặc vết rạch tầng sinh môn đỡ đau. Tuy nhiên, với những trường hợp bí tiểu kéo dài và không được điều trị, một số biến chứng có thể gặ phải gồm:

  • Làm yếu, làm liệt dây thần kinh bàng quang

  • Mất khả năng trương lực của bàng quang

  • Viêm nhiễm bàng quang, niệu đạo

  • Suy giảm chức năng thận

Một số trường hợp đã ghi nhận bí tiểu sau sinh gây ứ nước, viêm thận cấp, trong thời gian dài có thể làm suy thận. 

Xem thêm: Dịch vụ thai sản

Điều trị bí tiểu cho phụ nữ sau sinh

Nguyên tắc điều trị bí tiểu sau sinh

  • Tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu.

  • Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng.

  • Dùng kháng viêm chống phù nề chèn ép cổ bàng quang.

  • Hỗ trợ tăng trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.

Quy trình xử trí khi bí tiểu sau sinh

Bước 1: Để bệnh nhân tập đi tiểu

Sau khi sinh khoảng 3-4 tiếng, các bác sĩ sẽ hướng dẫn sản phụ tập đi tiểu theo tư thế ngồi tự nhiên, tránh nhịn tiểu do đau. 

Bước 2: Thông tiểu

Nếu tập đi tiểu mà sản phụ vẫn không tiểu được, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt sonde thông tiểu. Ống thông tiểu này sẽ được giữ lại và tháo kẹp mỗi 3 - 4 giờ/lần, tạo lại phản xạ đi tiểu. Khi tháo kẹp, người mẹ phải tập rặn tiểu qua sonde.

Trước khi rút sonde tiểu, kẹp sonde tiểu 4 giờ, chờ cảm giác mót tiểu, cho người mẹ rặn tiểu qua sonde, nếu tiểu được qua sonde thì mới rút sonde.

Bí tiểu sau sinh Với những mẹ bí tiểu quá mức sẽ được chỉ định đặt ống thông tiểu

Các điểm cần lưu ý khi thông tiểu:

  • Dụng cụ thông tiểu phải tuyệt đối vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.

  • Kỹ thuật thực hiện phải đúng quy trình

  • Không được dùng sonde tiểu có kích cỡ quá lớn vì dễ gây tổn thương niệu đạo và bàng quang.

  • Động tác thông tiểu phải nhẹ nhàng, tránh thô bạo

  • Nếu cần lấy nước tiểu thử vi khuẩn phải lấy nước tiểu giữa giữa dòng, nên lấy trực tiếp vào ống nghiệm vô khuẩn.

  • Không để lưu ống thông tiểu quá 48 giờ (trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ).

  • Không thông tiểu nhiều lần trong ngày.

  • Nếu bàng quang

    của bệnh nhân quá căng, phải rút nước tiểu chậm và không rút hết nước tiểu trong bàng quang, vì sẽ làm giảm áp lực đột ngột trong bàng quang và gây chảy máu
  • Cách dự phòng chảy máu là đặt sonde tiểu cỡ nhỏ cho chảy chậm, hoặc đặt sonde tiểu cỡ bình thường và kẹp rồi tháo rồi kẹp để làm giảm áp lực từ từ.

  • Theo dõi bàng quang trong và sau khi thông tiểu để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có xử trí kịp thời.

Bước 3: Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng thường được chỉ định để điều trị bí tiểu sau sinh như cephalexin, doncef, augmentin. Những thuốc này dùng bằng đường uống và liên tục trung bình trong 7 ngày.

Các bác sĩ cũng có thể chỉ định sản phụ thuốc kháng viêm để chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang. Thuốc chống phù nề ví dụ như: alphachymotrypsin, buscopan…

Dùng thuốc hỗ trợ tăng cường trương lực và co bóp bàng quang như prostigmin hay xatral dùng 4 - 5 ngày giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường. 

Ngoài ra sản phụ nên kết hợp các thuốc vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12 nhằm tăng sức khỏe.

Cách phòng tránh bí tiểu sau sinh

Bí tiểu sau sinh khá thường gặp và sẽ nhanh hết sau khi mẹ hết thuốc tê haowjc bớt đau tầng sinh môn. Một vài biện pháp giúp mẹ phòng tránh bí tiểu bao gồm:

    • Mẹ cần lưu ý vận động sớm

      .
    • Uống nhiều nước.

    • Không được nín tiểu do đau sau đẻ. Khuyến khích người mẹ tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn đối với vết may tầng sinh môn.

    • Tập ngồi tiểu theo tư thế ngồi tiểu tự nhiên.

    • Rửa hoặc ngâm vùng sinh dục bằng nước ấm (dội âm hộ bằng nước ấm), hoặc nước rửa vệ sinh phụ khoa như Gynofar, Lactacyd FH.

    • Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ.

    • Tránh nhiễm trùng vết may tầng sinh môn.

    • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh.

Mẹ nên uống nhiều nước để phòng tránh tình trạng bí tiểu sau sinh Mẹ nên uống nhiều nước để phòng tránh tình trạng bí tiểu sau sinh

Bị bí tiểu sau sinh khi nào nên nhập viện

Với những chia sẻ về cách phòng ngừa và điều trị bí tiểu sau sinh nêu trên mà tình trạng của mẹ vẫn không thuyên giảm, hoặc sau khi sinh nếu thai phụ đi tiểu thấy đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, thậm chí còn không muốn đi tiểu và cố gắng “nhịn” trong khi lại buồn tiểu liên tục... thì cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và chẩn đoán.

Bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể như cho dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang và nguyên tắc sau cùng hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.

Bí tiểu sau sinh là một biến chứng thường gặp, không gây nguy hại cho bà mẹ. Tuy nhiên nó gây nên cảm giác đau tức và khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới bà mẹ sau sinh. Tần suất mắc bệnh khoảng 13,5%. Do đó phụ nữ sau sinh cần phải bổ sung thêm kiến thức về chứng bệnh này để phòng ngừa, điều trị kịp thời để quá trình phục hồi sau quá trình vượt cạn được diễn ra nhanh chóng.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay